Các giải pháp lập trình ASP.NET - Ebook

pdf
Số trang Các giải pháp lập trình ASP.NET - Ebook 36 Cỡ tệp Các giải pháp lập trình ASP.NET - Ebook 1 MB Lượt tải Các giải pháp lập trình ASP.NET - Ebook 0 Lượt đọc Các giải pháp lập trình ASP.NET - Ebook 2
Đánh giá Các giải pháp lập trình ASP.NET - Ebook
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 36 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chương 1: ONLINE DIARY 1 S Ổ N H Ậ T K Ý T R Ự C T U Y Ế N 19 Chương 1: Online Diary Q ua chương này, bạn sẽ tạo được một sổ nhật ký trực tuyến (online diary) và trình quản lý danh bạ liên lạc (contacts manager). Vậy chính xác thì sổ nhật ký trực tuyến và trình quản lý danh bạ liên lạc làm được việc gì? Sử dụng một giao diện dựa trên lịch biểu, bạn có thể thêm, xóa, và chỉnh sửa một mục nhật ký cho bất kỳ ngày nào. Bạn cũng có thể tạo các sự kiện, chẳng hạn như ghi nhớ ngày sinh của một người nào đó. Các sự kiện không chỉ là ngày sinh mà còn có thể là các cuộc họp, cuộc hẹn,… Hệ thống này có một hệ thống đăng nhập (gồm tên người dùng và mật khẩu), để chỉ có bạn (chứ không ai khác) mới có thể xem nhật ký của bạn. Đây là điểm khác biệt so với blog. Hệ thống này là một trình quản lý danh bạ liên lạc và nhật ký cá nhân—là nơi đặt những suy nghĩ và những ghi chú mà bạn không muốn mọi người nhìn thấy. Còn blog là nơi bạn muốn tất cả mọi người nhìn thấy. Toàn bộ dự án này cho thấy sức mạnh của ASP.NET 2.0 và dễ dàng tạo nên các dự án thế này. Đã qua rồi cái thời phải viết hàng trăm dòng mã để thực hiện đăng nhập, tạo người dùng mới,... Chương này tận dụng các thành phần bảo mật mới của ASP.NET 2.0 nhằm cho bạn thấy rằng rất dễ dàng tạo nên các dự án hữu ích và thú vị. Phần đầu tiên sẽ hướng bạn sử dụng sổ nhật ký và các màn hình chính của nó. Phần tiếp theo cho bạn cái nhìn tổng quan về thiết kế hệ thống. Sau đó, bạn bước vào các thành phần của hệ thống, cũng như cách kết hợp chúng với nhau. Trong phần cuối cùng, bạn sẽ cài đặt sổ nhật ký. 1.1 Sử dụng Online Diary Mỗi người dùng có một sổ nhật ký trực tuyến riêng, để truy cập cần phải đăng nhập. Nhập tên người dùng là demo với mật khẩu là password# để đăng nhập làm người dùng thử. Màn hình đăng nhập được thể hiện trong hình 1-1. Hình 1-1 Mặc dù màn hình này có thể gợi cho bạn nhiều điều kiểm và nhiều mã lệnh tạo nên chức năng bảo mật, thật ra với các điều kiểm bảo mật mới trong ASP.NET 2.0 thì mọi việc trở nên rất dễ dàng và chẳng có nhiều việc để làm. 20 Chương 1: Online Diary Nếu bạn chưa đăng ký, liên kết Bạn chưa có tài khoản? Nhắp vào đây để đăng ký! sẽ đưa bạn đến trang đăng ký, được mô tả trong hình 1-2. Hình 1-2 Hình này cho thấy một điều kiểm khác nữa trong số các điều kiểm bảo mật mới trong ASP.NET 2.0; việc tạo một quy trình đăng ký giờ đây chỉ là thêm một điều kiểm vào một form! Nếu quên mật khẩu, bạn có thể nhắp vào liên kết Bạn quên mật khẩu?, và bạn sẽ được dẫn đến trang nhắc mật khẩu (xem hình 1-3). Hình 1-3 Sau khi đăng nhập, bạn đến trang nhật ký chính, được hiển thị trong hình 1-4. Trên trang này, bạn thấy một lịch biểu theo tháng. Các ngày có các mục nhật ký được đánh dấu bằng nền màu xanh. Các ngày có các sự kiện được đánh dấu bằng chữ màu đỏ. Cũng để ý rằng, phía bên phải là các sự kiện sắp tới và các mục nhật ký gần đây. Nhắp vào một ngày sẽ đưa bạn đến vùng nhập mục nhật ký cho ngày hôm đó; và thêm, sửa, xóa các sự kiện (xem hình 1-5) Bạn cũng có thể điều hướng sổ nhật ký của mình từ đây bằng một lịch biểu nhỏ bên phải. Thêm một mục nhật ký bằng cách nhập vào hộp Tiêu đề và hộp Nội dung, sau đó nhắp nút Lưu nhật ký. 21 Chương 1: Online Diary Hình 1-4 Hình 1-5 Các sự kiện diễn ra vào một ngày cụ thể được liệt kê ở góc dưới hình 1-5. Bạn có thể chỉnh sửa và xóa các sự kiện, hoặc nhắp vào liên kết Thêm sự kiện mới để thêm một sự kiện mới. Các trang sửa và thêm sự kiện gần như giống nhau. Hình 1-6 là một ví dụ của trang sửa sự kiện. Trong trang sửa sự kiện, bạn có thể nhập tên sự kiện, mô tả ngắn về sự kiện, thời gian bắt đầu sự kiện, và sự kiện kéo dài trong bao lâu. 22 Chương 1: Online Diary Hình 1-6 Trở lại trang nhật ký chính (hình 1-4), bạn sẽ thấy liên kết Quản lý danh bạ liên lạc (xem hình 1-7). Hình 1-7 Nhắp vào liên kết này, bạn sẽ được dẫn đến trang quản lý sổ liên lạc (xem hình 1-8). Hình 1-8 23 Chương 1: Online Diary Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách các liên lạc. Bạn có thể chỉnh sửa và xóa liên lạc bằng cách nhắp vào liên kết phù hợp. Bạn cũng có thể thêm một liên lạc mới bằng cách nhắp vào liên kết Thêm liên lạc mới, liên kết này sẽ dẫn bạn đến trang thêm liên lạc (xem hình 1-9). Hình 1-9 Hiện tại, chức năng danh bạ liên lạc khá đơn giản, không có các chức năng như liên kết các sự kiện và các cá nhân, tự động gửi mail đến các cá nhân trong danh bạ liên lạc để nhắc họ về một sự kiện. Bạn đã thấy những gì Online Diary làm được, bây giờ bạn có thể xem nó “đã làm điều đó như thế nào” (câu nói quen thuộc của một chương trình truyền hình)! Phần kế tiếp mô tả bản thiết kế tổng quan và hệ thống gắn kết với nhau như thế nào. Bạn sẽ tìm hiểu cơ sở dữ liệu và các lớp mà hệ thống sử dụng. 1.2 Thiết kế Online Diary Hệ thống nhật ký được chia thành kiến trúc ba tầng. Tất cả dữ liệu và mã lệnh hiệu chỉnh dữ liệu trực tiếp nằm trong tầng truy xuất dữ liệu—sự kết hợp của các bảng cơ sở dữ liệu và các thủ tục tồn trữ. Phía trên tầng truy xuất dữ liệu là tầng nghiệp vụ, tầng này cung cấp tất cả các quy tắc và tính thông minh của hệ thống. Tầng nghiệp vụ được tổ chức thành bảy lớp. Được thảo luận sau cùng là tầng trình bày. Tầng này bao gồm một số file .aspx, sử dụng tầng nghiệp vụ và tầng truy xuất dữ liệu để tạo giao diện của nhật ký. 1.2.1 Tầng truy xuất dữ liệu Online Diary sử dụng cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 Express. Tuy nhiên, không có lý do gì không thể thay đổi cơ sở dữ liệu khác. Nếu cơ sở dữ liệu hỗ trợ thủ tục tồn trữ thì theo lý thuyết, cần thay đổi chuỗi kết nối và tạo những thủ tục tồn trữ tương ứng với những thủ tục tồn trữ hiện có trong cơ sở dữ liệu SQL Server. Nếu cơ sở dữ liệu không hỗ trợ thủ tục tồn trữ (chẳng hạn, MS Access) thì thay đổi mã lệnh là cần thiết nhưng không khó. 24 Chương 1: Online Diary Hình 1-10 mô tả các bảng trong cơ sở dữ liệu Online Diary (DiaryDB). Hình 1-10 Cơ sở dữ liệu mặc định được tạo bằng các tính năng membership của ASP.NET 2.0 cũng được sử dụng. Để nối kết việc đăng nhập và các chi tiết nhật ký, trường UserName trong cơ sở dữ liệu DiaryDB phải lấy giá trị gốc của nó từ cơ sở dữ liệu membership. Các chi tiết về membership nằm trong cơ sở dữ liệu ASPNETDB mà Visual Web Developer Express tạo cho bạn. Mặc dù nó chỉ có một vài bảng, bạn không bao giờ truy xuất chúng thông qua mã lệnh. Nó được truy xuất bởi các điều kiểm Login mới—toàn bộ công việc được thực hiện phía hậu trường! Dự án này chỉ sử dụng bảng aspnet_Users (xem hình 1-11) để đăng nhập và cung cấp tên người dùng cho DiaryDB. Bạn có thể mở rộng cơ sở dữ liệu membership để thêm các chức năng khác như xác định sự trải nghiệm của người dùng hoặc quy định các cấp độ membership khác nhau (admin, user, operator). Hình 1-11 25 Chương 1: Online Diary Các bảng của cơ sở dữ liệu Online Diary và vai trò của chúng được liệt kê trong bảng sau: Tên bảng Mô tả Chứa thông tin chi tiết của tất cả người dùng, gồm ID và tên của họ. Diary DiaryEntry Chứa tất cả mục nhật ký của tất cả người dùng. DiaryEvent Chứa tất cả sự kiện nhật ký của tất cả người dùng Chứa thông tin chi tiết của tất cả liên lạc cho các sổ nhật ký. Contact Khóa liên kết tất cả các bảng với nhau là trường DiaryId. Nó là khóa chính trong bảng Diary và là khóa ngoại trong tất cả các bảng khác. Tại sao không sử dụng trường UserName? Về cơ bản là tốc độ—sẽ dễ và nhanh hơn khi kết bảng và tìm kiếm trên một trường kiểu số nguyên so với các trường kiểu ký tự. Mọi truy xuất đến cơ sở dữ liệu đều thông qua thủ tục tồn trữ. Xét thủ tục tồn trữ sau: DeleteContact xóa một liên lạc khỏi cơ sở dữ liệu. Tên của mỗi thủ tục tồn trữ đã thể hiện mục đích của thủ tục tồn trữ đó nên không cần giải thích nhiều. Khi thảo luận về mã lệnh, bạn sẽ xem xét các thủ tục tồn trữ kỹ hơn. DeleteContact 1.2.2 Tầng nghiệp vụ Tầng nghiệp vụ được tổ chức thành bảy lớp. Trong đó, bốn lớp chính là: • OnlineDiary • DiaryEntry • DiaryEvent • Contact Các lớp này thực hiện hầu hết công việc giữ dữ liệu nhật ký tạm thời, thu lấy và lưu nó vào cơ sở dữ liệu. Lớp đầu tiên được thảo luận là OnlineDiary. ❑ Lớp OnlineDiary Lớp này chỉ có hai phương thức công khai chia sẻ, được mô tả chi tiết trong bảng sau: Phương thức Kiểu trả về Mô tả InsertDiary(ByVal UserName As String, ByVal FirstName As String, LastName As String) không Thêm một người dùng mới vào cơ sở dữ liệu Online Diary. GetDiaryIdFromUserName(ByVal UserName As String) Integer Tìm kiếm UserName trong cơ sở dữ liệu và trả về DiaryId tương ứng. Mục đích của lớp OnlineDiary là cung cấp hai phương thức chia sẻ liên quan đến một nhật ký trực tuyến. Nó cũng có thể được sử dụng để mở rộng hệ thống nhật ký và thêm các chức năng mới vào hệ thống, không chỉ là một phần cụ thể như danh bạ liên lạc. ❑ Lớp Contact 26 Chương 1: Online Diary Lớp Contact thể hiện hóa một liên lạc—một người hay một thứ gì đó mà bạn muốn lưu thông tin liên lạc. Nó đóng gói mọi thứ để làm việc với các liên lạc, bao gồm lưu trữ và thu lấy thông tin liên lạc trong cơ sở dữ liệu. Nó có hai phương thức khởi dựng, được mô tả trong bảng sau: Phương thức khởi dựng Mô tả New(ByVal Diaryid as Integer) Tạo một đối tượng Contact mới với tất cả các thuộc tính được gán bằng các giá trị mặc định. New(ByVal ContactId As Long) Tạo một đối tượng Contact mới với các thuộc tính được lấy từ cơ sở dữ liệu bằng đối số ContactId. Với một đối tượng Contact đã được tạo, việc lưu nó chỉ đơn giản là gọi phương thức Save(). Lớp này sẽ xem xét đó có phải một liên lạc mới cần được chèn vào cơ sở dữ liệu hay không, hay là một liên lạc đã tồn tại cần được cập nhật. Ngoài phương thức Save(), lớp Contact còn có hai phương thức Delete() và hai phương thức GetContacts(), chúng được mô tả trong bảng sau: Phương thức Save() DeleteContact() DeleteContact(ByVal ContactId As Long) Kiểu trả về Mô tả không Lưu một đối tượng Contact đã có đầy đủ dữ liệu. Nếu nó là một liên lạc mới, Save() gọi thủ tục InsertNewContact và các chi tiết của liên lạc được chèn vào cơ sở dữ liệu. ContactId mới được trả về từ cơ sở dữ liệu và được gán cho mContactId. Nếu liên lạc này đã tồn tại trong cơ sở dữ Save() gọi liệu, UpdateContact để cập nhật cơ sở dữ liệu với các giá trị trong đối tượng Contact. không Xóa đối tượng Contact khỏi cơ sở dữ liệu với ContactId bằng với mContactId của đối tượng Contact. Các giá trị của đối tượng Contact được khởi tạo lại bằng các giá trị mặc định. không Phương thức chia sẻ này xóa đối tượng Contact khỏi cơ sở dữ liệu với giá trị ContactId bằng với đối số ContactId của phương thức.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.