Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 mới nhất

pdf
Số trang Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 mới nhất 4 Cỡ tệp Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 mới nhất 142 KB Lượt tải Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 mới nhất 0 Lượt đọc Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 mới nhất 2
Đánh giá Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 mới nhất
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2018 mới nhất I. Thuế TNCN là gì Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh trên một số khoản thu nhập của cá nhân mà cá nhân phải trích nộp vào ngân sách nhà nuớc Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân: + Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập + Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập (cá nhân khác định cư tại VN) + Người nuớc ngoài làm việc và có thu nhập tại VN II. Cách tính thuế TNCN với người lao động thời vụ: – Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. => Khi khấu trừ thuế TNCN: Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. – Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. => Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. – Cá nhân làm cam kết 02/CK-TNCN phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí III. Cách tính thuế TNCN đối với lao động trên 3 tháng. – Các trường hợp tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần gồm: Hợp đồng lao động > 3 tháng (kể cả khi ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi, cá nhân ký hợp đồng > 3 tháng nhưng nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng lao động) – Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm chi trả. – Căn cứ để tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh là: Thu nhập tính thuế, thuế suất và được tính theo biểu lũy tiến từng phần. Công thức tính thuế TNCN: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất Trong đó: 1. Thu nhập chịu thuế Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế Tổng thu nhập là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công, bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…cách tính thuế TNCN năm 2016. Các khoản được miễn thuế bao gồm: – Tiền phụ cấp trang phục: + Nếu nhận được bằng tiền được miễn tối đa 5 triệu/năm + Nếu nhận được bằng hiện vật được miễn toàn bộ + Nếu vừa nhận được tiền vừa nhận được hiện vật thì phần nhận được bằng hiện vật không bị tính thuế còn phần tiền vẫn bị khống chế 5 triệu/năm. – Mức khoán chi phụ cấp điện thoại, công tác phí Căn cứ theo qui định của khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì: + Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. + Nếu phụ cấp theo tiêu dùng thực tế: Được miễn hết (phải có hóa đơn tiền điện thoại mang tên công ty, địa chỉ, MST của công ty chi trả thu nhập) VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí – Tiền phụ cấp ăn trưa: + Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vựt quá: 680.000/ tháng (Nếu DN tự nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì sẽ được miễn toàn bộ, tức là không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN) + Công ty chi phụ cấp ăn ca là 450.000 đ/tháng thì chỉ được miễn 450.000 – Tiền phụ cấp thuê nhà: không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế Căn cứ theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC: Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập. – Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường. – Những khoản phúc lợi khác đều được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh: + Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm. + Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng nhưng phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh. + Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Theo tỷ lệ năm 2015 như sau: BHXH (8%), BHYT(1,5%), BHTN (1%) và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biêt. + Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học. 2. Thuế suất thuế TNCN Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo: Biểu thuế luỹ tiến từng phần Bậc thuế 1 Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính (triệu đồng) thuế/tháng (triệu đồng) Đến 60 Đến 5 Thuế suất (%) 5 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.