Cảm xạ học - Ebook

pdf
Số trang Cảm xạ học - Ebook 83 Cỡ tệp Cảm xạ học - Ebook 904 KB Lượt tải Cảm xạ học - Ebook 2 Lượt đọc Cảm xạ học - Ebook 75
Đánh giá Cảm xạ học - Ebook
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 83 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn CẢM XẠ HỌC Written by Kim Hoàng Sơn (Thạch Hà) LỜI DẪN NHẬP Cảm xạ học và Dịch Lý rất gần gũi với nhau cho nên ngày nay chúng tôi xin đưa danh từ Cảm xạ học Dịch Lý ra một mình nó để giới thiệu tập sách này. Từ năm 1973 khi Cảm xạ học bắt đầu truyền bá lại tại Việt Nam, chúng tôi đã thấy bóng dáng Quẻ Dịch ló dạng sau lưng Cảm xạ học, trên những Bái Quái Âm Dương. Sau đó nó đã đứng một mình với Dịch Lý, Tử Vi, Địa Lý, và Y học. Đa số các bạn Cảm xạ viên sau khi mãn khoá đều có biết ít nhiều về Dịch Lý. Cho nên dùng Dịch Lý như là một phương tiện để ghi chép một bức ảnh khái quát của một vấn đề, dù là trừu tượng. Chương bốn của Tập Cảm Xạ học Dịch lý này đúc kết những tinh hoa của các sách Dịch lý đã được dịch ra bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Đức... và đã được các nhà báo Nhật trong nhóm "Presidents" lập thành một dụng cụ để "quyết định". Một ấn bản đặt biệt tặng cho Ngân Hàng Montre'al, Canada, cách đây hơn 20 nặm Chúng tôi đã may mắn có được bản sao, và đã sử dụng trong thời gian qua, với nhiều kết quả rất khích lệ. Bách phân quẻ trúng đến 95%, có thể nói là cao nhất trong địa hạt bói toán. Thêm vào với Quẻ Dịch Lý trên đây, nếu chúng ta biết dùng quả lắc tâm linh (1) nữa thì sẽ có một dụng cụ mà ích lợi không nhỏ. Thí dụ: quả lắc tâm linh của bạn là vong linh của cụ thân sinh chẳng hạn. Thường thường bạn khấn nguyện thì có ông Cụ lên tức thì. Bạn có thể hỏi theo lối giản dị "có - không". Tuy nhiên cách này dễ đưa bạn vào chỗ lầm lạc, vì tự kỹ ám thị. Trái lại nếu bạn xin vong linh trong quả lắc giúp bạn lập một quẻ Dịch, trong một thời gian ngắn, thì cái thời gian ấy đủ để mang lại cho bạn sự chuẩn bị chu đáo, và cái quẻ lập ra chắc chắn không lạc; phần luận đoán sau đó sẽ do tâm linh góp vào vô cùng hấp dẫn. Tiên tri Cảm xạ học (2) là cái phần chót để phụ giúp vào việc luận đoán vào quẻ Dịch cho thêm phần chính xác. Trên kia chúng ta đã có 50% do phần lập quẻ đưa đến. Còn lại 50% do Cảm xạ viên rút từ trong ba quẻ Chánh, Hộ và Biến tượng, hoặc đi từ Tiên tri Cảm xạ học đến. Quyển Cảm xạ học Dịch lý này ra mắt với các bạn một phần lớn nhờ ở công đức của ông Võ Tá Hân, đã góp nhặt những tài liệu Đông Tây - tài liệu của nhóm Presidents tặng Ngân Hàng Montre'al và Quyển Dịch Lý Tinh Hoa của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Ngoài ra chúng tôi cũng xin cảm tạ quý ân nhân đã tận tình giúp đỡ trong việc trang bị dụng cụ ấn loát cho chúng tôi. Phiếu Lưu niệm là phụ bản để thân tặng quý bạn. www.thuvienvietnam.com 1 Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn San Diego, 15 tháng 7, năm 1993. Kim Hoàng Sơn PHẦN MỘT Chương Một Cảm xạ học là gì? Cảm xạ học là khoa dùng quả lắc để tìm những sự thật bị che dấu. Cảm xạ học chia ra hai phần: Cảm xạ học vật lý và Cảm xạ học tâm linh. Cảm xạ học vật lý muốn đi sát Khoa học chính danh, và đưa ra những định luật, qui tắc, như "loạt số", "hướng căn bản". Khuynh hướnng này không đứng vững và đã đem lại nhiều sơ hở, nhiều mâu thuẫn giúp cho phe chống đối đả kích dễ dàng. Loạt số như các bạn đã thấy (xem Cảm xạ học Toàn thư, 1992), mỗi người mỗi khác; hướng căn bản lại càng sai lệch nhau hơn. Trong thực tế, khi đi tìm một vật thể, khó mà căn cứ trên loạt số hay hướng căn bản để xác định sự hiện diện của vật thể ấy. Bước sang lĩnh vực Cảm xạ học tâm linh, thực hành có vẻ dễ dàng, nhưng kết quả các cuộc trắc nghiệm không tốt đẹp như hoàn toàn mong muốn. Sự kiện này dẫn chứng rằng Cảm xạ học tâm linh tuy dễ nhưng khó thâu đạt kết quả. Chỉ cần một chút xao lãng, định tâm không kỹ, chất vấn không rõ ràng là sai hết. Lãnh vực tâm linh lại quá phong phú bao la, dễ hấp dẫn các bạn đi xa và nếu kỹ thuật của bạn không vững thì dễ sai lạc vô cùng. Lý thuyết của Cảm xạ học tâm linh về sự "lan truyền tư tưởng", phù hợp với "tia sóng cảm thủ" của Cảm xạ học vật lý, nối liền vật thể đến tiềm thức của Cảm xạ viên, đánh đổ hẳn cái thuyết những chấn động từ mỗi vật thể phát ra làm cho quả lắc chuyển động, của Cảm xạ học vật lý. Điểm phù hợp duy nhất trên đây đã làm cho hai trường phái tồn tại cho đến ngày nay. Đi xa hơn nữa trong địa hạt tâm linh, chúng ta đến những chân trời mới lạ của địa hạt thuần tuý tâm linh với những quả lắc, phần nhiều dùng trong Y học (Cảm xạ học Toàn Thư Chương VII). Quả lắc là gì? Quả lắc là một vật thể có trọng lượng và làm bằng bất cứ chất gì, treo vào đầu một sợi chỉ dài khoảng 10 cm. Cảm xạ viên cầm vào đầu hai ngón tay cái và tay chỉ, để tiếp nhận những chấn động làm cho quả lắc chuyển động. Sự chuyển động của quả lắc, do những khả năng nhạy cảm và trạng thái tinh thần của người cầm quả lắc. Vì thế điểm khó khăn nhất của Cảm xạ viên là phải để ý đến công việc mình đang làm, nghĩa là tập trung tư tưởng nhưng không được chủ quan và cố tình điều khiển quả lắc chạy theo ý mình muốn. Quả lắc thông thường có trọng lượng từ 20 đến 80 grammes. (Bạn có thể đã quen thuộc với quả lắc rồi thì xin lướt qua phần này. Chúng tôi sẽ đưa những bạn mới làm quen với Cảm xạ học vào quĩ đạo.) www.thuvienvietnam.com 2 Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn Chuyển động của quả lắc Quả lắc có ba chuyển động chính: a) Quay thuận chiều kim đồng hồ: Bạn cho tung quả lắc một vòng thuận rồi để cho nó quay một tự do, đến khi thật tròn, thật mạnh. Rút quả lắc lên cho đứng im rồi thả xuống, cho tung một vòng như trước. Làm ít lần cho quen tay. b) Quay nghịch chiều kim đồng hồ: Cũng như trên nhưng tung theo chiều nghịch chiều kim đồng hồ. c) Lắc: Cho tung quả lắc theo đường thẳng, và giữ cho thật thẳng, không méo, không thuẫn. Lắc càng lâu càng mạnh và không mất trớn. Thực Tập Trong phần thực tập sau đây chúng tôi chú trọng đến chuyển động "lắc", là chuyển động cần thiết để quý bạn có thể đi ngay vào quẻ Dịch. Trước hết các bạn phải sử dụng Cung Xích đa dụng: Cung Xích đa dụng là một cái thước bán nguyệt gồm có 3 thang: a) Thang 0-10 phân: dùng để đo độ bách phân 0 đến 10 hay 100...1000. b) Thang 0 đến +/-5 phân: dùng để đo trị số âm dương -5 đến +5, hay là -50 đến +50 hoặc lớn hơn. c) Thang Âm (-) và Dương (+): để trả lời những câu hỏi thường "có/không" hoặc "đúng/sai". Khi bạn dùng phần nào của thước thì chú tâm vào phần ấy và bỏ các phần khác ra ngoài. Bạn định tâm vào công việc "tập dợt với Cung xích đa dụng". Bạn tung quả lắc theo đường đế A-B, rồi theo dõi khi nó chạy chầm chậm A-0, 1-0...2-0...30...đến 10-0. Tập cho đến khi nào đường "lắc" phù hợp với những đường trên cung xích, và đủ vòng 10 độ của thang a, từ trái qua phải. Tay cầm quả lắc không nhúc nhích, không cử động, không được tì tay hay chống vào bàn. Sự thoải mái trong lúc cầm quả lắc là điều tối cần, từ tinh thần đến vật chất. Khi "tung quả lắc" sơ khởi để có chuyển động lần đầu ở vị trí vòng tròn hay vị trí lắc ngang, thì chỉ nhích sơ một vòng hay chuyển động một tí là đủ trớn cho quả lắc chạy. Nếu cần cho quả lắc đứng lại để sang một thí nghiệm khác thì bạn phải rút mạnh quả lắc lên thẳng đứng, cho nó hết chuyển động, rồi từ từ thả xuống, để bắt đầu cho nó chạy lại. Thước Dịch Lý KHS-A Trước tiên thước này được dùng tại Việt Nam. Sau khi đến Mỹ, năm 1977, thước KHS-A đã được nạp bản quyền tại Trung Ương. Nhưng từ 6-6-77, sau lần thuyết trình tại viện nghiên cứu Anderson ở Los Angeles, chúng tôi nhận thấy người Hoa Kỳ khó chấp nhận những quẻ Dịch trên đây. Tuy nhiên trong tủ sách www.thuvienvietnam.com 3 Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn 1.- Mô tả và sử dụng: Thước gồm có hai phần, xếp đôi ở đường gạch chấm. Phần trái là bảng tóm tắt 64 Chánh Tượng Dịch lý sau đây, và phần mặt là nội dung, theo hình 3: a) Từ ngoài vào, thang (a) từ 0 đến 100, là thang bách phân. Dùng để đo trí thông minh, lòng chân thành, sự can đảm; tỉ lệ của một hợp chất.. b) Thang đại số +/-50, dùng với trị số "âm dương" (+/-). c) Thang đại số +/-5, dùng với trị số nhỏ "âm dương". d) Thang Dịch lý (d - e - f) ghi rõ từ trái sang phải tám quái: Thiên-TrạchHoả-Lôi-Phong-Thuỷ-Sơn-Địa. e) Tượng của các quái. f) Số mục của các quái. g) Độ gia giảm của các quẻ. h) Ghi từ 6 đến 1, những hào "động" hoặc "bất động". i) Ghi những số hào của Hộ tượng. 2) Quy ước Cảm xạ học: Hễ nói đến Cảm xạ học là nói đến quy ước. Chúng ta không thể từ bỏ quy ước, sống vô trật tự trong một xã hội mà loài người ràng buộc với nhau bằng tâm linh nhiều hơn. Trước hết là cái trật tự Âm Dương qua lại giữa Có và Không, biến hoá Xung và Hạp. Từ đó Á Châu đã đưa ra thuyết Dịch lý, cách đây hơn 4000 năm. Âu Châu cũng có những bùa Tác Phúc (Pentacles) Quy ước nào vượt được thời gian, sống lâu bao nhiêu thì cái giá trị của nó tăng lên bấy nhiêu, nhờ ở sự tin dùng của đại chúng. Trong sách này chúng tôi chọn cái quy ước Dịch Lý của Á Châu. Sau đây là Bảng 64 Chính Tượng của Dịch Lý: THIÊN (1) CÀN Cương kiện (chính yếu) Lý (lộ hành) Đồng nhân (thân thiện) Vô vọng (xâm lấn) Cấu (gặp gỡ) Tụng (bất hòa) Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy 1 2 3 4 5 6 Thiên HỎA (3) LI 1 Đại hữu (cả có) www.thuvienvietnam.com (1) (10) (13) (25) (44) (6) TRẠCH (2) ĐOÀI Quải (dứt khoát) Hiện đẹp (vui đẹp) Cách (cải biến) Tùy (di động) Đại quá (quá mực) Khốn (nguy lo) (43) (58) (49) (17) (28) (47) (14) LÔI (4) CHẤN Đại tráng (tự cường) (34) 4 Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy Sơn Địa Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy Sơn Địa Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy Sơn Địa 2 3 4 5 6 7 8 Khuể (hổ trợ) Sáng chói (trống) Phệ hạp (hỏi han) Đỉnh (nung đúc) Vị tế (dở dang) Lữ (thứ yếu) Tấn (biểu hiện) 1 2 3 4 5 6 7 8 PHONG (5) TỐN Tiểu súc (dị đồng) Trung phu (thật) Gia nhân (nẩy nở) Ích (tiến ích) Thuận nhập (kín đáo) Hoán (ly tán) Tiệm (tuần tự) Quan (xem xét) 1 2 3 4 5 6 7 8 SƠN (7) CẤN Đại súc (tích tụ) Tổn (hao mất) Bí (quang minh) Di (dung dưỡng) Cổ (sự biến) Mông (mờ ám) Ngưng nghỉ (nghỉ) Bác (tiêu điều) (38) (30) (21) (50) (64) (56) (35) Qui muội (xôn xao) Phong (hòa mỹ) Động dụng (rung động) Hằng (lâu dài) Giải (tản mác) Tiểu quá (nhỏ nhặt) Dự (sum họp) (54) (55) (51) (32) (40) (62) (16) (9) (61) (37) (42) (57) (59) (53) (20) THỦY (6) KHẢM Nhu (tương hội) Tiết (giảm chế) Ký tế (thành tựu) Truân (gian lao) Tỉnh (trầm lặng) Hảm hiễm (trắc trở) Kiển (trở ngại) Tỉ (chọn lọc) (5) (60) (63) (3) (48) (29) (39) (8) (26) (41) (22) (27) (18) (4) (52) (23) ĐỊA (8) KHÔN Thái (điều hòa) Lâm (bao quãn) Minh sản (hại đau) Phục (tái hồi) Thăng (tiến thủ) Sư (chúng trợ) Khiêm (thoái ẩn) Nhu thuận (thuận lòng) (11) (19) (36) (24) (46) (7) (15) (2) Chương Hai Dịch lý là gì? Từ quả lắc tâm linh đến Cảm xạ học Dịch lý. Dịch nghĩa là Biến. Và chúng ta phải hiểu biến theo hai chiều xuôi ngược. Thí dụ như nói thăng, thì phải hiểu rằng thăng để mà giáng. Còn nói giáng, thì phải hiểu rằng giáng để mà thăng. www.thuvienvietnam.com 5 Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn Danh từ nào cũng chứa đựng sự mâu thuẫn của nó. Vì thế đã có biết bao nhiêu người thú nhận không sao chịu nổi sự mù mờ đầy mâu thuẫn của kinh Dịch, nên đã bỏ rơi nó giữa đường, mặc dù thường nghe đến danh tiếng của nó. Dịch là biến mà cũng là bất biến. Nói một cách khác, Dịch là động: động trong cái tịnh. Thật vậy, Âm Dương là căn bản của mọi biến động, nhưng Âm Dương chẳng phải là hai, tuy trong thực tế rõ ràng là hai. Chúng tôi sợ các bạn hiểu lầm cho rằng đã tự mâu thuẫn với chính mình. Thật vậy, một khi đã quả quyết nói rằng Cảm xạ học không phải là bói toán thì tại sao lại đem quẻ Dịch, mà xưa nay thiên hạ thường gọi là "bói Dịch" trong Cảm xạ học. Có lẽ trước hết chúng ta nên định nghĩa lại chữ "bói" và đừng gán cho nó những ý nghĩa dị đoan, mê tín, hoặc là chúng ta nên tách rời chữ Bói ra khỏi chữ Dịch. Hiểu được như thế rồi thì chúng tôi mới tránh được mâu thuẫn để tiếp tục câu chuyện. Sở dĩ chúng tôi muốn ghép Cảm xạ học vào Dịch lý, vì đó là một trong những mục tiêu chính, khi chúng tôi cố ý làm sống lại nền Cảm xạ học tại Việt Nam: dùng Cảm xạ học để giải thích, mở cửa những chân trời hiện giờ đang còn huyền bí. Trong cả hai lĩnh vực, Cảm xạ cũng như Dịch lý, đều có những khuyết điểm của nó khiến cho người sử dụng nhiều khi chán nản. Thứ nhất là sự giao cảm với đối tượng, hay đúng hơn giao cảm với "vấn đề", bởi vì Cảm xạ học thường liên quan tới những vấn đề trừu tượng. Cảm xạ viên cũng như người tài xế xe hơi. Lúc học lấy bằng thì tôn trọng đủ các nguyên tắc, lý thuyết, luật lệ đi đường. Nhất là lái với người giám khảo thì lại càng cẩn thận. Nhưng khi đã có bằng lái rồi, thì tính lười biếng, cẩu thả tự nhiên của con người, đã cướp mất rất nhiều ở người cầm quả lắc. Thí dụ tới một trình độ nào đó, độ nhạy cảm của mình đã khá cao, Cảm xạ viên cho rằng hễ cầm quả lắc lên tay, vừa nghĩ đến vấn đề là quả lắc quay, và quả lắc vừa chuyển động là họ đã bắt đầu đã chất vấn, cho rằng mình đã giao cảm rồi, tư tưởng mình đã nắm vững vấn đề và có đủ dữ kiện tích chứa trong tiềm thức. Thậm chí có một vài người bỏ hẳn cả giai đoạn giao cảm, định tâm, cũng như anh tài xế lái ẩu, vừa leo lên xe là cho máy nổ, gài số "hai" và vọt (tôi muốn nói đến xe số !). Không còn đâu cái màn đưa tay ra hiệu, nhìn kiếng chiếu hậu, chờ cho máy nóng... Những hành động như trên rất dễ đưa Cảm xạ viên đến chỗ nhầm lẫn và Cảm xạ viên càng giỏi thì càng bị đưa đi xa trong nhầm lẫn. Do đó thân chủ mất hết tin tưởng và Cảm xạ học càng ngày càng điêu tàn. Thứ hai là sự lạc đề sau khi giao cảm. Cái khó của Cảm xạ học là phần chất vấn tâm linh. Khi đặt câu hỏi phải gọn, nhanh chóng, rõ ràng để tránh cho Cảm xạ viên khỏi bị xao lãng vì ngoại cảnh. Nếu bị xao lãng thì phải định tâm giao cảm lại trước khi chất vấn tiếp. Nhưng thường thường ít người nhớ như vậy. Họ cứ tiếp tục hỏi hàng chục câu hỏi không chuẩn bị trước, và đôi khi ngắt đoạn xa nhau www.thuvienvietnam.com 6 Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn Thứ ba là sự ám thị của thân chủ đối với Cảm xạ viên và nhất là sự tự kỹ ám thị của Cảm xạ viên khi tự xem cho mình. Ám thị hay tự kỹ ám thị có thể xảy đến ngay lúc đầu, giao cảm, để làm sai lạc cả câu chuyện từ đầu đến cuối, hay là xảy đến một lúc nào đó, trong khi chất vấn, để làm sai lạc phần nào của sự giải đoán. Để đền bù và ba khuyết điểm trên đây, Cảm xạ viên có một ưu điểm duy nhất vô cùng giá trị, là khả năng chất vấn tâm linh để có câu trả lời nhanh chóng và chính xác, một khi phần giao cảm đã hoàn toàn để tích trữ được tất cả dữ kiện đầy đủ trong tiềm thức của Cảm xạ viên. Kỹ thuật chất vấn là đặt các câu hỏi để có câu trả lời CÓ - KHÔNG hay ĐÚNG - SAI chung quanh vấn đề. Cảm xạ viên lúc đó chỉ là một nhà điều tra lành nghề. Hễ biết đặt câu hỏi thích nghi và khai thác câu trả lời cho có mạch lạc thì dệt được lời giải đoán hết sức phong phú, chi tiết và chính xác. Bước sang lãnh vực quẻ Dịch và tạm gác ra ngoài cái kỹ thuật lập thành các Tượng của quẻ, chúng ta thấy rằng cái khó khăn duy nhất là sự giải đoán. Nếu chỉ học tròm trèm lập cho được quẻ với ba Chánh, Hộ và Biến tượng rồi tự ví xem ý nghĩa để giải đoán thì thật là nghèo nàn. Chỉ có vỏn vẹn ba ý nghĩa, lắm lúc mâu thuẫn và lại không ăn nhập gì với vấn đề, thì bạn khó mà làm thành một bảng giải đoán cho hay ho chính xác được. Dịch lý cũng là một phép tính xác suất, lấy bao sự việc xảy ra trong cuộc đời đặt vào trong 64 quẻ, tức là 64 hiện trạng hạn chế, như vậy thì muốn chính xác, phong phú hơn, vị bốc sư quẻ Dịch cần phải am tường nhiều phép chiêm bốc tổng quát như Tiên Thiên Hậu Thiên luận, Bát Quái Nội Ngoại Động Tĩnh Đồ, thuộc làu Mục Luận thập ứng, hiểu rõ ý nghĩa của mỗi hào trong một Quái, phân ra thế đứng trong Chánh Quái rồi dùng ngũ hành để biến lý sinh khắc, tị hoà vân vân... Thiết tưởng muốn đạt trình độ cao siêu thông suốt như vậy không phải là dễ. Đó là cái khó khăn duy nhất của quẻ Dịch. Nếu đem so sánh hai nguyên tắc căn bản của Cảm xạ học và Dịch lý, thì ta thấy cả hai đàng đều tìm hiểu những sự việc khuất mắt đang diễn tiến, hay nói một cách khác, tìm hiểu tương lai gần của sự việc. Như vậy thì ta đem cái ưu điểm của Cảm xạ học ráp vào cái khuyết điểm của Dịch lý, chắc chắn là vấn đề sẽ được giải quyết. Hơn nữa đối với Cảm xạ học, những hình tượng của quẻ Dịch, tức là Bát Quái, một khi viết lên trên giấy, tự nó phát sinh ra những chấn động rất dễ nhận thấy. Sự kiện này, bất cứ một Cảm xạ viên, dù non nớt cho mấy, khó cầm quả lắc được, đều có thể phối kiểm dễ dàng. Nhiều nhà Cảm xạ học Pháp như Chauméry và Bélizal, Enel... đều xác nhận và cho rằng hình tượng Bát Quái là những vật thể phát sinh ra chấn động đặc biệt nhất trên thế giới. Diễn tiến Dịch lý Cảm xạ học Khai thác mọi ưu khuyết điểm của cả hai bên, chúng tôi sắp xếp mọi diễn tiến sau đây: www.thuvienvietnam.com 7 Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn 1) Thân chủ trình bày vấn đề. Cảm xạ viên chú ý và ghi nhận. 2) Thân chủ định tâm về vấn đề ấy, trong lúc Cảm xạ viên giao cảm với đối tượng và vấn đề. Tay không cầm quả lắc làm ăng-ten, của Cảm xạ viên, gián tiếp chỉ vào thân chủ, hay trực tiếp chạm vào đầu ngón tay hoặc cườm tay (động mạch) của thân chủ, trong lúc tay kia đưa quả lắc lên lòng bàn tay, "tung" cho quả lắc quay thuận. Cảm xạ viên định tâm tới vấn đề và đến khi quả lắc đổi thể chuyển động sang "lắc". Sự chạm tay trực tiếp mạnh hơn một phần vì điện của Cảm xạ viên truyền sang cho thân chủ, nhưng nếu Cảm xạ viên có độ nhạy cảm mạnh, trong trường hợp không tiện thì nên tránh. Sau đó Cảm xạ viên từ từ rút quả lắc lên cho đứng yên, và bắt đầu tung quả lắc lên Bát Quái Cung xích đa dụng (KHSA) để lập quẻ Dịch. 3) Lập xong thượng, hạ quái của Chánh tượng rồi thì tìm luôn hào "động" để lập Biến tượng. 4) Viết cả Chánh, Hộ và Biến tượng lên giấy. 5) Tìm hiểu ý nghĩa của 3 tượng để giải thích tổng quát. 6) Đưa quả lắc lên các tượng để lấy chấn động. 7) Tiếp tục đưa quả lắc lên và thả xuống trong khi chất vấn từng câu hỏi liên quan đến vấn đề. Nếu bị xao lãng thì chỉ cần giao cảm lại với quẻ Dịch đã viết lên giấy và tiếp tục hỏi thêm bao nhiêu câu cũng được. Sự định tâm, giao cảm và lập cho được quẻ Dịch giúp cho Cảm xạ viên tránh chủ quan, không tự kỹ ám thị, nằm trong vấn đề chứ không lạc ra ngoài, nghĩa là Cảm xạ viên đã "cụ thể hoá" được vấn đề để nắm vững mãi mãi. Khả năng chất vấn liên tục chung quanh vấn đề đã được cụ thể hoá làm cho sự giải đoán được phong phú, súc tích, chính xác với nhiều chi tiết mà không có một vị bốc sư Dịch lý nào có thể đạt đến được. Trong quyển I-CHING (1987), hai tác giả KERSON và ROSE MARY HUANG, nhân bàn qua cái cách lập quẻ Dịch của chúng tôi trên đây, đã cho là một cách chính xác, "không bao giờ sai lầm" (infallible). Chương Ba CÁCH XEM QUẺ DỊCH BẰNG QUẢ LẮC LẬP QUẺ BẰNG CUNG XÍCH KHS-A Trở lại hình 3, bạn chuẩn bị đi vào trạng thái Alpha của thiền định. Trạng thái này là một trạng thái "tiền hôn mê" xảy ra trước khi đi vào hôn mê thật sự. Bạn phải có tỉnh thức, nhưng đầu óc đã phát xuất sóng alpha và lưu giữ bạn nơi đây trong suốt thời gian lập quẻ. Bạn chỉ cần kéo dài cơn thiền chừng một phút thì gặp sóng Alpha. 1) Định tâm vào vấn đề. Giao cảm qua thân chủ và tung quả lắc quay tự do cho đến khi chuyển động sang thế "lắc". www.thuvienvietnam.com 8 Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn 2) Mang quả lắc sang cung xích KHS-A, tung cho quả lắc "lắc" ngang theo trục 0-Bắc và thầm ước vọng: "Cho tôi Thượng Quái". Chừng 15 giây đồng hồ quả lắc vào chọn quẻ và "đứng" ở một ô nào đó, nhưng vẫn "lắc". Ghi nhớ trạch vừa cho. 3) Bạn rút quả lắc lên cho đứng rồi lại tung lên trục 0-Bắc cho lắc ngang như lần trước. Bạn thầm ước vọng: "Cho tôi Hạ Quái". Chừng 15 giây bạn có đủ hai quái, nhưng cần phối kiểm lại bằng cách đưa lên từng quái và hỏi "đúng" hay "sai". 4) Bây giờ chọn "hào động" là cái hào sẽ "biến" đổi âm sang dương hay ngược lại. Tung quả lắc như trên và thầm ước vọng: "Cho tôi hào động". Bạn nhìn nấc thang h đi từ "bất động" qua 6,5,4,3,2,1 và trở lại "bất động". Nhớ đếm hào từ dưới lên trên và nhớ quẻ Dịch có thể có nhiều hơn "một" hào động. Sau khi có hào động thứ nhất rồi, phải hỏi còn có hào động nào nữa không. Phối kiểm lại. 5) Viết Chánh tượng (Thượng quái/Hạ quái), và Biến tượng với hào động. 6) Lập Hộ tượng bằng cách sau đây: Lấy các hào 5-4-3 của Chánh tượng làm Thượng quái của Hộ tượng. Lấy các hào 4-3-2 của Chánh tượng làm Hạ quái của Hộ tượng. Viết Hộ tượng ở giữa Chánh và Biến tượng. Thí dụ: Một lần lập quẻ bạn có Thuỷ (6), Thiên (1) và một hào động là hào 2. Bạn sẽ viết: CHÁNH HỘ BIẾN (-- --) (-----) (-- --) (-----) (-- --) (-----) (-- --) (-----) (-- --) (-----) (-- --) (-----) (-----)* (-----) (-- --) (-----) (-----) (-----) Kết quả: Chánh tượng = Thuỷ Thiên NHU (Tương Hội) Hộ tượng = Hoả Trạch KHUỂ (Hổ trợ) Biến tượng = Thuỷ Hoả KÝ TẾ (Thành tựu) * Hào 2 ở Chánh tượng động, cho nên biến từ Dương sang Âm trong Biến tượng. (Trường hợp quẻ BẤT ĐỘNG thì không có Biến tượng. Chỉ có một Chánh tượng mà thôi.) Từ Cảm xạ học Dịch lý đến quả lắc thuần tuý tâm linh. Quả lắc thuần tuý tâm linh (Xem Cảm xạ học Toàn thư, Phần Ba) như quả lắc của Y giới dùng để chữa bệnh cho nhiều vị Chơn tiên và Đại tiên trụ sẵn. www.thuvienvietnam.com 9 Cảm xạ học - Kim Hoàng Sơn Bình thường bạn vạch sẵn (Hình 4) một cái thước Âm Dương giản dị, với hai dấu + và -. Bạn chỉ cần lắc sơ khởi theo trục 0N và chờ xem quả lắc đi về đâu: Nếu dùng một quả lắc thường và chất vấn tiềm thức để hỏi thì bạn dễ bị tự kỹ ám thị. Ngược lại dùng một quả lắc thuần tuý tâm linh, khấn nguyện vị bổn sư, chờ khi có sự hiện diện của vị bổn sư rồi mới hỏi thì chắc chắn bạn sẽ không bị nhầm lẫn tí nào. Thí dụ: Quả lắc thuần tuý tâm linh của bạn đã được lập sẵn cho ông Cụ thân sinh. Khi nào bạn khấn nguyện, chừng 3 giây đồng hồ thì có ông Cụ lên liền. Tung quả lắc theo 0N và khấn nguyện. "Có Thầy ở đó không?" Quả lắc chỉ +. Bạn bắt ngay câu chuyện bằng lối đặt câu hỏi để có câu trả lời "Có" hay "Không". Thật là giản dị. Khi nào bạn có một vấn đề gì trọng đại thì xin ông Cụ giúp cho bạn lấy một quẻ Dịch. "Thưa Thầy cho con dùng quả lắc tâm linh này để lấy một quẻ Dịch được không?" Ông Cụ trả lời "Được". Từ đây trở đi bạn theo phần lập Quẻ trên kia và chậm rãi tìm Chánh tượng, Hộ tượng cùng Biến tượng. Từ Quả lắc tâm linh đến Điện toán tâm linh. Cảm xạ học dùng rất nhiều về phép đo bằng cung xích đa dụng (Cảm xạ Toàn thư). Trong thí dụ sau đây bạn xem một quẻ cho thân chủ đặt vấn đề "tốtxấu đại cương" trước và sau khi Biến tượng xảy ra. Nên nhớ quẻ Dịch chỉ xem cho từng vấn đề có giá trị trong thời gian ngắn, 6 tháng chẳng hạn. Cái mức biến đổi giữa Chánh tượng và Biến tượng, tương đối trong vòng 1 tuần. Trước hết chúng ta đo tỉ lệ bách phân của Chánh tượng (60%) rồi đến Biến tượng (85%), với mũi tên Tăng (xem hình 5). Đại cương Dịch nói thời vận đang lên và qua Biến tượng thời vận còn lên nữa, như vậy thì cắt nghĩa dễ dàng. Thời vận còn có thể lên dài dài cho đến ngoài 6 tháng giới hạn của quẻ Dịch. Nhưng nếu trong một trường hợp khác Chánh tượng (60%) rồi Biến tượng (45%) với mũi tên Giảm. Ở đây chúng ta lại hỏi quả lắc xem từ thời gian nào thì vận hạn đi xuống và sẽ xuống mãi ra ngoài hạn định 6 tháng của quẻ Dịch. Một trường hợp khác là xem "gia đạo", làm sao tính con số tiền đầu tư cho những đứa con và biết được sau khi chúng nó trưởng thành có mấy đứa hiển đạt và đứa nào hiếu thảo để đáp lại được phần công ơn cha mẹ! Câu hỏi này trả lời được bao nhiêu điều chúng ta muốn biết, chỉ bằng tỉ lệ bách phân. Xin xem giản đồ dưới đây (hình 5 và 6). Gia đình cô Z có 3 đứa con, 2 trai 1 gái: Trai đầu (18), trai kế (16) và gái út (12). Trong thời kỳ còn vị thành niên cha mẹ phải bỏ tiền vào nuôi dưỡng, tuỳ theo sức lực của gia đình, và tuỳ từng đứa, tốn nhiều tốn ít. Đó là phần Đầu tư 1. Sau khi lớn khôn chúng học thành tài rồi thì dĩ nhiên phải có phần tự túc của www.thuvienvietnam.com 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.