Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố

pdf
Số trang Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố 11 Cỡ tệp Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố 205 KB Lượt tải Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố 8 Lượt đọc Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố 195
Đánh giá Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 11 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ - Bài tập rèn luyện và củng cố Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại. A. Lý thuyết chung Tuy các cụm từ (CĐT, CDT, CTT) có nghĩa đầy đủ và phức tạp hơn từ loại nhưng khi ở trong câu chúng vẫn hoạt động như bản thân từ loại. 1. Cụm danh từ - Khái niệm: Cụm danh từ (CDT) là loại tổ hợp từ do danh từ cùng với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. - Cấu tạo: Phần trước t2 t1 Phần trung tâm T1 Phần sau T2 s1 s2 (bổ sung ý nghĩa về số (bổ sung ý nghĩa về đặc điểm, vị trí, và lượng cho Danh từ) không gian, thời gian cho Danh từ) → Lưu ý: Các bộ phận trước và sau (t1, t2, s1, s2) không bắt buộc phải luôn xuất hiện cùng nhau, chỉ cần ít nhất 1 trong 4 thành phần ấy xuất hiện thì sẽ tạo nên Cụm danh từ. - Ví dụ: STT VD1 VD2 Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 x các con gà x kia x x → Cụm danh từ: các con gà kia tất cả những bông hoa → Cụm danh từ: tất cả những bông hoa Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí 2. Cụm động từ - Khái niệm: Cụm động từ (CĐT) là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. - Cấu tạo: Phần trung Phần trước Phần sau tâm Phụ ngữ trước Động từ Phụ ngữ sau (bổ sung ý nghĩa về: thời gian, (bổ sung ý nghĩa về đối tượng, sự tiếp diễn, sự khuyến khích / địa điểm, thời gian, mục đích, ngăn cản, sự khẳng định/ phủ nguyên nhân, phương tiện, định… đối với Động từ chính) cách thức… của Động từ chính) → Lưu ý: Cụm động từ có thể cùng lúc có cả phận trước và phần sau, nhưng cũng có thể chỉ có một trong 2 bộ phận này. - Ví dụ: STT Phần trung Phần trước Phần sau tâm x học môn Toán (bổ sung ý nghĩa về đối VD1 tượng của Động từ) → Cụm động từ: học môn Toán đang VD2 chạy (bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn của động từ) → Cụm động từ: đang chạy Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 x Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí 3. Cụm tính từ - Khái niệm: Cụm tính từ (CTT) là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. - Cấu tạo: Phần trước Phần trung tâm Phần sau Phụ ngữ trước Tính từ Phụ ngữ sau (bổ sung ý nghĩa về thời gian, (bổ sung ý nghĩa về vị sự tiếp diễn, mức độ của đặc trí, sự so sánh, mức độ, điểm, tính chất, sự khẳng định phạm vi, nguyên nhân… hoặc phủ định… về tính từ) của tính từ) → Lưu ý: Trong cụm động từ, có thể chỉ có 1 trong 2 bộ phận (phụ ngữ trước hoặc phụ ngữ sau), hoặc đồng thời xuất hiện cả 2. - Ví dụ: STT Phần trung Phần trước rất VD1 Phần sau tâm xinh đẹp x (bổ sung ý nghĩa về mức độ cho tính từ) → Cụm tính từ: rất xinh đẹp x VD2 tròn trịa như quả bóng (bổ sung ý nghĩa về sự so sánh cho tính từ) → Cụm tính từ: tròn trịa như quả bóng Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí B. Bài tập rèn luyện và củng cố kiến thức về cụm từ Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. (trích từ Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Tập 1) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào em đã học? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu đặc trưng của thể loại đó. 2. Liệt kê các danh từ từ có xuất hiện trong đoạn văn. 3. Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên. 4. Phân tích cấu tạo của các cụm danh từ vừa tìm được. Câu 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. (trích từ Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Tập 1) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào em đã học? Tác giả là ai? Văn bản đó thuộc thể loại gì? 2. Tìm cụm động từ xuất hiện trong đoạn văn. 3. Tìm các tính từ có trong đoạn văn trên. Chọn 3 trong các tính từ vừa tìm được để phát triển thành cụm tính từ. Câu 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Người ta kể rằng, những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì bị ngựa phun lửa cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. (trích từ Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Tập 1) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào em đã học? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu đặc trưng của thể loại đó. 2. Các cụm từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc loại cụm từ nào? 3. Phân tích cấu tạo của các cụm từ in đậm trong đoạn văn. Câu 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Tâm đã bước xa rồi, hàng tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt. Cô đi qua nhà bà cụ Nhiêu rồi về đến ngõ. Cánh cửa gỗ chưa đóng. Cô xoay đầu đòn gánh đẩy cửa rồi bước vào. Tất cả cái tối tăm rét mướt, và cánh đồng hoang vắng cô để lại ở ngoài. Ðây là nhà rồi. (Cô hàng xén - Thạch Lam) 1. Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 2. Em hãy phân tích cấu tạo của câu “Cánh cửa gỗ chưa đóng”. 3. Em hãy phát triển danh từ “cánh cửa” thành một cụm danh từ. 4. Em hãy cho biết “đã bước xa rồi” là loại cụm từ gì? Hãy phân tích cấu tạo của cụm từ này. Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Những chiếc khăn màu thổn thức bay Những bàn tay vẫy những bàn tay Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt, Buồn ở đâu hơn ở chốn này? (Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính) Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí 1. Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 2. Em hãy chỉ ra các cụm danh từ có trong đoạn thơ trên và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ đó. 3. Em hãy chỉ ra một đặc sắc nghệ thuật được sử dụng ở câu cuối của đoạn thơ. Câu 6: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Khí lạnh bắt đầu bao vây cả người tôi. Tôi mặc thêm cái áo đen dài nữa. Cắm thuyền xong tôi liền bước chân lên một tảng đá lớn. Nước lấp lánh trong khe đá như thủy tinh. Sau một làn sóng dội, nước trong mấy lạch đá cùng một lần hòa nhịp phập phồng theo. (Làng - Thanh Tịnh) 1. Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 2. Em hãy cho biết các cụm từ sau đây là loại cụm từ nào: “cái áo đen dài”, “một tảng đá lớn”, “một làn sóng”. Hãy phân tích cấu tạo các cụm từ đó. 3. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Đáp án bài tập rèn luyện và củng cố kiến thức về cụm từ Câu 1: 1. - Đoạn văn được trích từ truyện Em bé thông minh. - Truyện Em bé thông minh thuộc thể loại truyện cổ tích. - Đặc trưng truyện cổ tích: + Đặc trưng về nghệ thuật: thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, hoang đường, kì ảo. + Đặc trưng về cốt truyện: câu chuyện thường trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung (sinh ra - biến cố - hóa giải biến cố - kết cục), và thường luôn là kết thúc có hậu. + Đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 2. Các danh từ có trong đoạn văn: vua, làng, thúng gạo nếp, con trâu đực, con trâu 3. Các cụm danh từ có trong đoạn văn: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng 4. Phân tích cấu tạo: STT Phần trước t2 t1 1 Phần trung tâm T1 T2 Phần sau s1 làng s2 ấy 2 ba thúng gạo nếp 3 ba con trâu đực Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí 4 ba con 5 chín con 6 trâu năm 7 cả ấy sau làng Câu 2: 1. - Đoạn văn trích từ văn bản Vượt thác của nhà văn Võ Quảng. - Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. 2. Cụm động từ có trong đoạn văn: đang vượt thác 3. Các tính từ có trong đoạn văn: cuồn cuộn, chặt, oai linh, hùng vĩ, nhỏ nhẹ, nhu mì. 4. Gợi ý phát triển các tính từ thành cụm tính từ: Tính từ chặt Cụm tính từ chặt quá, chặt hơn, chặt lắm… hùng vĩ cực kì hùng vĩ, rất hùng vĩ, hùng vĩ vô cùng… nhỏ nhẹ rất nhỏ nhẹ, nhỏ nhẹ hơn… nhu mì rất nhu mì, nhu mì lắm, nhu mì hơn… Câu 3: 1. - Đoạn văn trích từ truyện Thánh Gióng - Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện cổ tích - Đặc trưng thể loại truyện cổ tích: Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí + Đặc trưng về nghệ thuật: thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, hoang đường, kì ảo. + Đặc trưng về cốt truyện: câu chuyện thường trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung (sinh ra - biến cố - hóa giải biến cố - kết cục), và thường luôn là kết thúc có hậu. + Đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 2. Các cụm từ in đậm trong đoạn văn là cụm danh từ. 3. Phân tích cấu tạo: STT Phần trước t2 Phần trung tâm Phần sau t1 T1 T2 s1 1 những bụi tre ngà 2 những vết chân ngựa 3 những ao hồ Câu 4: 1. PTBĐ chính là tự sự. 2. Cấu tạo của câu: Cánh cửa gỗ | chưa đóng. CN VN 3. Gợi ý cụm danh từ có danh từ trung tâm là cánh cửa: - Cánh cửa ấy - Những cánh cửa đằng kia - Tất cả các cánh cửa 4. “đã bước xa rồi” là cụm động từ. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 s2 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí - Cấu tạo: Phần trước Phần trung tâm Phần sau đã bước xa rồi Câu 5: 1. PTBĐ chính là biểu cảm. 2. Các cụm danh từ có trong đoạn thơ: những chiếc khăn màu, những bàn tay, những đôi mắt. - Phân tích cấu tạo: STT Phần trước t2 Phần trung tâm Phần sau t1 T1 T2 s1 1 những chiếc khăn màu 2 những bàn tay 3 những đôi mắt s2 3. Câu cuối đoạn thơ đã sử dụng câu hỏi tu từ “Buồn ở đâu hơn ở chốn này?”. Câu hỏi này được đưa ra không phải để tìm kiếm một câu trả lời. Mà nó là lời thở than, buồn bã, của nhân vật trữ tình. Thể hiện sự xót xa, đau buồn, thương tiếc đối với những cảnh chia ly trên sân ga. Câu 6: 1. PTBĐ chính là tự sự 2. Các cụm từ “cái áo đen dài”, “một tảng đá lớn”, “một làn sóng” là cụm danh từ. - Phân tích cấu tạo: Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.