Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Thanh Am, Hà Nội năm học 2018 - 2019

pdf
Số trang Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Thanh Am, Hà Nội năm học 2018 - 2019 25 Cỡ tệp Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Thanh Am, Hà Nội năm học 2018 - 2019 379 KB Lượt tải Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Thanh Am, Hà Nội năm học 2018 - 2019 0 Lượt đọc Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Thanh Am, Hà Nội năm học 2018 - 2019 0
Đánh giá Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Thanh Am, Hà Nội năm học 2018 - 2019
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 25 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí TRƯỜNG THCS THANH AM NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2018- 2019 MÔN LỊCH SỬ 7 I. Hệ thống bài học: - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. - Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa nước Đại việt thời Lý (TK XI- XII) - Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. - Bài 15: Sự phát triển kinh tế văn hóa thời Trần. - LSĐP: Thăng Long thời Trần II. Yêu cầu cần đạt: - Chính sách của nhà Lý xây dựng đất nước, chia lại đất nước về mặt hành chính, tổ chức lại bộ máy chính quyền trung ương và địa phương. - Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống, cuộc tập kích tấn công sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng. - Đời sống của người dân ổn định lâu dài dưới thời nhà Lý, văn hóa giao dục phát triển mạnh hình thành văn hóa Thăng Long. - Trình bày diễn biến, nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên. - HS biết phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện hay nhân vật lịch sử, biết liên hệ với thực tế ngày nay. - Những đóng góp nổi bật của nhân dân Thăng Long thời Trần. III. Câu hỏi cụ thể: Câu 1: Nhà Trần được ra đời trong hoàn cảnh nào? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần. Câu 2: Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. Trình bày cách chuẩn bị của nhà Trần và diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất. Câu 3: Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285). Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai. Câu 4: Trình bày diễn biến, kết quả và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Câu 5:Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Câu 6: Trình bày những thành tựu về giáo dục, khoa học kĩ thuật; nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần. Em có suy nghĩ gì về vai trò của thế hệ trẻ ngày nay đối với những thành tựu cha ông để lại? Câu 7: Trình bày những thành tựu nổi bật về đời sống văn hóa và văn học Thời Trần, nhận xét về những thành tựu đó. Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn này mà em đã được học hoặc đọc thêm; nêu nội dung chính của những tác phẩm đó? Câu 8: Có bạn nhận xét về Thăng Long thời này chỉ bằng một câu: “ Thăng Long thời Trần đánh giặc giỏi”. Theo em có đúng không? Vì sao? VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2018 -2019 MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh: - Cuối thế kỉ XII quan lại nhà Lý ăn chơi sa đọa, không chăm lo đến đời sống của nhân dân - Hạn hán lụt lội xảy ra liên miên, nhân dân khổ cực, nhiều nơi nổi dậy để đấu tranh. - Các thế lực phong kiến ở các địa phương quấy phá nhân dân và chống phá lại triều đình - Nhà Lý buộc phải dựa vào nhà Trần. 12/ 1226 Nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Sơ đồ bộ máy nhà nước trung ương thời Trần: Vua ( Thái thượng hoàng cùng Vua quản lý đất nước) Quan Văn Quan Võ Các cơ quan và chức quan mới Quốc sử viện Thái y viện Tôn nhân phủ Hà đê sứ Khuyến nông sứ Đồn điền sứ…. Sơ đồ bộ máy nhà nước địa phương thời Trần: Lộ ( An phủ sứ) Phủ ( tri phủ cai quản) Châu , huyện ( tri châu, tri huyện) Xã Câu 2: Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Tống - Vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc, thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Sự chuẩn bị của nhà Trần và diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ: *Sự chuẩn bị của nhà Trần: - Vua Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí - Quân đội, dân binh ngày đêm tập luyện *Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ: - Tháng 1- 1258: Quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên thì bị chặn đánh. Tại đây vua Trần Thái Tông chỉ huy và đánh một trận quyết liệt. - Do quân giặc mạnh ta rút về Thăng Long để bảo toàn lực lượng. - Ở Thăng Long ta thực hiện kế sách “ Vườn không nhà trống” khiến cho giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩmgiặc lâm vào tình thế khó khăn. - Nhân cơ hội đó nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu - Quân giặc bị đánh bất ngờ phải rút quân về nước. Câu 3: *Diễn biến: - 1- 1285: quân Nguyên cho Thoát Hoan chỉ huy tấn công vào xâm lược nước ta. - Sau vài trận quyết chiến với quân ta phải rút về Vạn Kiếp sau đó về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng. - Cùng lúc đó, Toa Đô đánh ra Thanh Hóa, cùng với quân của Thoát Hoan tạo ra thế gọng kìm nhằm tiêu diệt quân ta. - Trước tình hình đó Trần Quốc Tuấn rút quân về để bảo toàn lực lượng.Thoát Hoan không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần nên phải về Thăng long chờ tiếp việnquân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn. - 5/1285: Nhân dân ta nổi dậy phản công ở nhiều nơi để tiến vào giải phóng Thăng Long. *Kết quả: - Quân giặc phải tháo chạy về nước, nhiều tướng giặc bị giết. - Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trở về nước, Toa Đô bị chém đầu. - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Câu 4: *Hoàn cảnh: - Tháng 1/1288: Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long. - Ở Thăng Long nhân dân ta thực hiện kế “ Vườn không nhà trống” của triều đình làm cho quân Nguyên tuyệt vọng. - Nhà Trần chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến. *Diễn biến: - 4/ 1288: Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về nước theo đường sông Bạch Đằng. - Nhà Trần cho thuyền ra khiêu chiến rồi dụ giặc vào bãi cọc ( khi nước triều cao) - Lúc nước triều xuống thuyền địch bị xô vào bãi cọc quân ta đánh từ hai bên bờ *Kết quả: - Quân ta giành được thăng lợi. -Toàn bộ thủy binh bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống. *Ý nghĩa: - Đập tan mộng xâm lược của quân Nguyên. Câu 5: * Nguyên nhân thắng lợi - Tài chỉ huy của nhà Trần, tiêu biểu là Trần Hưng Đạo. - Nhờ sự ủng hộ của toàn dân . VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Nhờ tinh thần quyết chiến của toàn dân. - Sự chuẩn bị chu đáo. * Ý nghĩa lịch sử: + Đối với dân tộc : - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Nguyên, bảo vệ được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia - Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân. - Xây đắp lên truyền thống quân sự Việt Nam, luôn đánh thắng kẻ thù mạnh hơn - Để lại bài học quý giá: củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biết dựa vào dân để đánh giặc. + Đối với thế giới : - Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản, các nước Phương Nam - Làm thất bại mưu đồ thôn tính các miền đất còn lại ở Châu Á. Câu 6: * Giáo dục: + Quốc Tử Giám được mở rộng. + Trường học mở ngày càng nhiều + Khoa thi được tổ chức thường xuyên * Khoa học, kĩ thuật: + Sử học : Lê Văn Hưu + Quân sự : Trần Hưng Đạo + Y học : Tuệ Tĩnh + Kĩ thuật: Hồ Nguyên Trừng * Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc + Kiến trúc : Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô… + Điêu khắc: hình Rồng khắc trên đá có sự chau chuốt, uy nghiêm. -> Nhận xét: Nhà Trần có nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực,tạo bước phát triển cho nền văn minh Đại Việt. * HS nêu suy nghĩ về vai trò của thế hệ trể ngày nay đối với những thành tựu cha ông để lại Câu 7: * Đời sống văn hóa Thời Trần, rút ra nhận xét: - Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân . - Tôn giáo: + Đạo phật phát triển nhưng không bằng thời Lý + Nho giáo phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước. - Sinh họat văn hóa: Ca hát, nhảy múa, đấu vật… - Tập quán sống giản dị. ->Văn hóa: Phong phú, đa dạng, đậm tính dân tộc. * Văn học Thời Trần: - Gồm 2 bộ phận: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm - Tiêu biểu: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu. - Tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn này mà em đã được học; nêu nội dung chính của những tác phẩm đó: HS tự liên hệ Câu 8: Có bạn nhận xét về Thăng Long thời này chỉ bằng một câu: “ Thăng Long thời Trần đánh giặc giỏi”. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí * Em đồng ý với quan điểm trên * Vì: - Trong vòng 30 năm (1258-1288), đế chế Mông – Nguyên 3 lần xâm lược Đại Việt. Cả 3 lần chúng đều chiếm Thăng Long. Thế giặc lại rất mạnh. - 3 lần kháng chiến, nhân dân Thăng Long đã triệt để thực hiện kế sách của vua tôi nhà Trần là “ vườn không nhà trống”, bất hợp tác với giặc. - Tiếp đó, nhân dân Thăng Long đã góp phần lớn lao vào những cuộc phản công quyết liệt với những chiến thắng vang dội như: + Lần 1: Trận Đông Bộ Đầu ngày 29/1/1258. + Lần 2: Cuộc phản công tại phường Giang Khẩu ( Hàng Buồm ). + Lần 3: Ở Nam Thăng Long, buộc Thoát Hoan sau 32 ngày đêm phải bỏ Thăng Long. Nếu HS không đồng ý với ý kiến trên cần giải thich rõ lí do. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí TRƯỜNG THCS THANH AM Năm học 2018-2019 THI HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 7 – TIẾT 36 Thời gian: 45 phút I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Qua tiết kiểm tra, đánh giá và củng cố được các kiến thức đã học về tình hình các nước từ giữa thế kỉ XVI đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất. 2. Thái độ: - Phát huy tính tích cực, ý thức tự giác, trung thực trong làm bài kiểm tra. - Từ kết quả kiểm tra, các em tự đánh giá mình trong học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập. 3. Kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài trắc nghiệm, biết trình bày, phân tích, giải thích, vận dụng để đánh giá được các sự kiện lịch sử. 4. Năng lực: Tự học, tư duy, tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử, liên hệ vận dụng. II. Ma trận đề kiểm tra Vận dụng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp cao Cộng độ TN TL TN TL TN TL TN TL Nội dung Bài 10: Nhà Biết sự Lý đẩy thành lập mạnh công nhà Lý, cuộc xây luật pháp dựng đất và quân nước đội nhà Lý. Số câu 4 Số điểm 1,0 Tỉ lệ % 10% Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa nước Đại việt thời Lý (TK XIXII) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Hiểu cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý. 2 0,5 5% 4 1,0 10% 2 0,5 5% Biết đời sống kinh tế thời nhà Lý. 2 0,5 5% 2 0,5 5% VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Biết được tổ chức bộ máy nhà nước, luật pháp và quân đội nhà Trần. 5 1,25 12,5% Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Bài 15: Sự phát triển kinh tế văn hóa thời Trần. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Kinh tế, văn hóa thời Trần. 2 0,5 5% 5 1,25 12,5% Hiểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống xâm lược MôngNguyên. 5 1,25 12,5% 1 2 20% 6 3,25 32,5% Trình bày thành tựu về giáo dục, khoa học kĩ thuật và kiến trúc thời Trần. 0,5 2 20% 2,5 2,5 25% LSĐP: Thăng Long thời Trần Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu 13 7 Tổng số 3,25 1,75 điểm 32,5% 17,5% Tỉ lệ % III. Nội dung đề : (đính kèm trang sau) IV. Hướng dẫn chấm và biểu điểm: (đính kèm trang sau) Liên hệ bản thân 2 5 50% 0,5 1 10% 0,5 1 10% 22 10 100% VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí TRƯỜNG THCS THANH AM NĂM HỌC 2018 - 2019. ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm (5điểm): Học sinh tô đáp án đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1: Ai là người sáng lập ra nhà Lý? A. Lí Công Uẩn B. Lí Nhân Tông C. Lí Bí D. Lê Long Việt. Câu 2: Nhà Lý chia nhà nước thành: A. 10 lộ, phủ. B. 12 lộ, phủ. C. 13 lộ, phủ D. 24 lộ, phủ. Câu 3: Nhà Lý đặt tên nước là gì? A. Đại Ngu B. Vạn Xuân C. Đại Việt D. Đại Cồ Việt. Câu 4: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào? A. Hình Thư. B. Luật Triều. C. Hồng Đức. D. Gia Long. Câu 5: Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? A. Để vơ vét của cải của Đại Việt bù đắp ngân khố cạn kiệt. B. Làm cho nền kinh tế Đại Việt kiệt quệ, đình đốn. C. Gây áp lực buộc triều đình nhà Lý phải nhượng bộ. D. Gây mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình tạo thuận lợi cho nhà Tống xâm lược Đại Việt. Câu 6: Ai là người đề ra và thực hiện chủ trương sáng tạo “tiến công trước để tự vệ”? A. Lý Đạo Thành. B. Lý Nhân Tông. C. Lý Thường Kiệt. D. Lý Thánh Tông. Câu 7: Nhà Lý lấy ruộng đất công để: A. Cho quân lính cày cấy. B. Làm nơi thờ phụng, tế lễ xây dựng các đình chùa. C. Phong cho những người có công, làm đồn điền để cho các tù binh cày cấy. D. Bán cho phú nông. Câu 8: Hàng năm, các vua nhà Lý về các địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích: A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp. B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp. C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang. D. Để nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình. Câu 9: Thời nhà Trần, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ nào? A. Phong kiến phân quyền. B. Trung ương tập quyền. C. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. D. Chế độ nhiều Hoàng Hậu. Câu 10: Dưới thời nhà Trần, cả nước chia thành: A. 12 lộ. B. 13 lộ. C. 14 lộ. D. 15 lộ. Câu 11: Thời Trần nhà nước ban hành bộ luật mới gọi là: A. Quốc Triều hình luật. B. Hình Thư. C. Hồng Đức. D. Gia Long. Câu 12: Thời Trần những người được tuyển chọn vào cấm quân là: A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần. B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi. C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu. D. Trai tráng con em quan lại trong triều. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu 13: Quân đội nhà Trần tuyển chọn theo chủ trương: A. Quân phải đông, nước mới mạnh. B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông. C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ. D. Quân đội phải văn võ song toàn. Câu 14: Ai là người viết “Hịch tướng sĩ”? A. Trần Khánh Dư. B. Trần Quốc Tuấn. C. Trần Quang Khải. D. Trần Thủ Độ. Câu 15: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào? A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến. B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến. C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa. D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải. Câu 16: Ai là người lãnh đạo quân Trần làm nên chiến thắng ở Vân Đồn? A. Trần Bình Trọng B. Trần Quang Khải C. Trần Khánh Dư. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 17: Tháng 5- 1285, vua tôi nhà Trần tổ chức phản công đánh bài giặc ở: A. Tây Kết, Thăng Long, Chương Dương. B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu. D. Tây Kết, Chương Dương, sông Bạch Đằng. Câu 18: Trong chiến thắng Bạch Đằng, tướng giặc Nguyên bị quân nhà Trần bắt sống là ai? A. Hốt Tất Liệt. B. Thoát Hoan. C. Toa Đô. D. Ô Mã Nhi. Câu 19: Dưới thời Trần, việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ở đâu? A. Thăng Long. B. Chương Dương. C. Vân Đồn. D. Vạn Kiếp Câu 20: Tín ngưỡng phổ biến nhất trong xã hội thời Trần là: A. Đạo giáo. B. Hin- đu giáo. C. Cao Đài. D. Tín ngưỡng dân gian, cổ truyền. II. Tự luận (5 điểm) Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra. Câu 1 (2 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Câu 2 (3 điểm): a. Trình bày những thành tựu về giáo dục, khoa học kĩ thuật; nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần. b.Từ những thành tựu về giáo dục, khoa học kĩ thuật; nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần. Em có suy nghĩ gì về vai trò của thế hệ trẻ ngày nay đối với những thành tựu cha ông để lại? VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí TRƯỜNG THCS THANH AM Năm học 2018-2019 Đề chính thức. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút I.Trắc nghiệm (5 điêm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp A D C A A C C A B án A A A B B A C A D C II. Tự luận: (5 điểm) Câu Đáp án * Nguyên nhân thắng lợi - Tài chỉ huy và sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần. - Nhờ tinh thần đoàn kết và quyết chiến của toàn dân. * Ý nghĩa lịch sử: + Đối với dân tộc : - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Nguyên, bảo vệ được độc Câu 1 lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia (2điểm) - Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân. + Đối với thế giới : - Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản, các nước Phương Nam. - Làm thất bại mưu đồ thôn tính các miền đất còn lại ở Châu Á. * Giáo dục và khoa học- kĩ thuật : - Giáo dục phát triển: Có trường công và trường tư. Thi cử đều đặn - Khoa học kĩ thuật : -Lịch sử : Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu; Quân sự: tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo - Y học :Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh trong nhân dân. - Thiên văn học : nhà thiên văn nổi tiếng Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán; - Sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển. Câu 1 - Kĩ thuật : Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi chế tạo được súng (3điểm) thần cơ và thuyền lớn. * Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: + Kiến trúc : Xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới: Chùa Phổ Minh (Nam Định); thành Tây Đô (Thanh Hóa ) + Điêu khắc: Lăng mộ vua và các quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và các quan hầu bằng đá .hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm. * Liên hệ bản thân: học giỏi, có đạo đức, phẩm chất tốt, giữ gìn phát huy những thành tựu của cha ông,… TRƯỜNG THCS THANH AM NĂM HỌC 2018- 2019. ĐỀ DỰ PHÒNG. ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút D Điểm 0,25 0,25 0.5 0,5 0,25 0,25 0.25 0.25 0,25 0,25 0,25 0,25 0.25 0.25 1
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.