Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Sinh học (Có đáp án)

doc
Số trang Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Sinh học (Có đáp án) 6 Cỡ tệp Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Sinh học (Có đáp án) 48 KB Lượt tải Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Sinh học (Có đáp án) 0 Lượt đọc Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Sinh học (Có đáp án) 5
Đánh giá Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Sinh học (Có đáp án)
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi : Sinh học – Lớp 11 – Chương trình cơ bản Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 (4 điểm): a. Hãy vẽ sơ đồ quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 ? b. Dựa vào sơ đồ ở câu a, hãy cho biết: - Khi không có ánh sáng, một chất tăng, một chất giảm, đó là những chất nào? Giải thích? - Khi nồng độ CO2 giảm, một chất tăng, một chất giảm, đó là những chất nào? Giải thích? Câu 2 (3 điểm): a. Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo của túi tiêu hóa và ống tiêu hóa? b. Hãy cho biết ống tiêu hóa có ưu điểm gì so với túi tiêu hóa? Câu 3 (3 điểm): Hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau về quá trình hô hấp sáng: a. Hô hấp sáng là gì? b. Hô hấp sáng diễn ra ở bào quan nào? c. Hậu quả của quá trình hô hấp sáng? d. Nhóm thực vật nào có quá trình hô hấp sáng? Tại sao? --------------------HẾT---------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:………………………………Chữ kí giám thị:………………… Câu Câu1 Đáp án a. Sơ đồ quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 CO2 Ri 1,5 DP C6 APG (C3) ATP NADPH ATP AlPG Cacbohidrat ( Học sinh có thể vẽ sơ đồ theo các cách khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm) b. *Khi có ánh sáng,pha sáng của quang hợp sẽ tạo ATP, NADPH và có phản ứng; Ri 1,5 DP + CO2 → C6 → APG → AlPG Khi không có ánh sáng thì không tạo ATP, NADPH, dẫn đến APG không bị biến đổi thành AlPG. Vậy APG tăng, AlPG giảm. (Nếu học sinh trả lời APG tăng, Ri 1,5 DP thì vẫn cho điểm) *Khi nồng độ CO2 giảm, quá trình cố định CO2 không xảy ra Vậy Ri 1,5 DP tăng APG giảm Điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 2 a.Đặc điểm cấu tạo túi tiêu hóa 2 điểm -Có dạng túi, được tạo thành từ nhiều tế bào. -Thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi. -Có một lỗ thông duy nhất vừa là miệng, vừa là hậu môn. Đặc điểm cấu tạo ống tiêu hóa: -Gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn), ngoài ra còn có các tuyến tiêu hóa. b. Ưu điểm của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa: 1 điểm - Ống tiêu hóa gồm các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng riêng như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học và hấp thụ thức ăn , còn túi tiêu hóa không có sự chuyên hóa. - Thức ăn di chuyển theo một chiều trong ống tiêu hóa nên chất thải không trộn lẫn với phân như túi tiêu hóa. - Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa lẫn với nhiều nước. → Hiệu quả tiêu hóa của ống tiêu hóa cao hơn túi tiêu hóa. Câu 3 -Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 khi có ánh sáng. -Hô hấp sáng diễn ra ở ba bào quan là: ti thể, lục lạp, peroxixom. -Hậu quả của hô hấp sáng: Gây lãng phí sản phẩm quang hợp, không tạo năng lượng. -Nhóm thực vật xảy ra hô hấp sáng là thực vật quang hợp theo chu trình C3, ít khi xảy ra ở thực vật C4, CAM vì +Thực vật C3 lấy trực tiếp từ môi trường nên khi có ánh síng mạnh, khí khổng khép lại dể tránh thoát hơi nước, nên nồng độ CO2 trong mô lá thấp, nồng độ O2 trong mô lá tăng cao, dẫn đến enzim xúc tác phản ứng theo hướng oxi hóa Ri 1,5 DP. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm +Thực vật C4 và CAM có cơ chế dự trữ CO2 nên không xảy ra hô hấp sáng (Lưu ý: Nếu học sinh giải thích theo hướng thực vật C4 và CAM có cơ chế thích nghi với điều kiện sống nên tránh được hô hấp sáng thì vẫn cho điểm) TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013 THÁI NGUYÊN MÔN THI: SINH HỌC LỚP 11 (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (4 điểm) : Phân biệt các nhân tố tiến hóa về tần số kiểu gen, tần số alen, vốn gen, vai trò ? Câu 2 (2 điểm) : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể nhanh hơn? Tại sao? a. Chọn lọc loại bỏ alen A và chọn lọc alen a. b. Chọn lọc ở quần thể vi khuẩn (sinh vật nhân sơ) và chọn lọc ở quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội. Câu 3 (2 điểm) : Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể di cư tới một đảo và thiết lập nên một quần thể mới. Hãy mô tả diễn biến quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra khiến quần thể mới này trở nên một loài mới và nêu rõ các nhân tố tiến hoá nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này. Câu 4 (2 điểm) :Vì sao nói ở các loài giao phối, đơn vị tiến hoá cơ sở là quẩn thể chứ không phải là cá thể hay loài ? ........... Hết........... Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh.............................................Chữ ký giám thị.................................. Đáp án Câu 1 : Phân biệt các nhân tố tiến hóa về tần số kiểu gen, tần số alen, vốn gen, vai trò ? (Mỗi đặc điểm phân biệt 1 đ) Nhân tố tiến Tần số kiểu gen Tần số alen Vốn gen Vai trò đặc trưng hóa 1.ĐỘT thay đổi chậm thay đổi chậm tăng vốn gen tạo nguồn nguyên liệu BIẾN sơ cấp 2.DI có thể thay đổi có thể thay đổi tăng vốn gen tạo dòng gen, quần thể NHẬP nhiều hay ít nhiều hay ít của quần thể chỉ cách li tương đối GEN nhập 3.GIAO thay đổi, thể đồng không thay đổi không thay đổi Tạo nguồn nguyên liệu PHỐI KHÔNG NGẪU NHIÊN 4.CHỌN LỌC TỰ NHIÊN hợp tăng, thể dị hợp giảm (QT tự phối), hay có thay đổi ( QT giao phối chọn lọc, giao phối gần) Có thể thay đổi đột ngột hay chậm, nhiều hay ít thứ cấp. Có thể thay đổi Giảm vốn gen Định hướng cho tiến đột ngột hay và đa dạng di hóa , hình thành quần chậm, nhiều hay truyền thể thích nghi ít, tăng kiểu gen thích nghi 5.YẾU TỐ thay đổi đột ngột thay đổi đột ngột, giảm đột ngột Thường không hình NGẪU do hiệu ứng sáng ngẫu nhiên, có vốn gen thành QT thích nghi NHIÊN lập hay thắt cổ thể mất hẳn alen hơn QT gốc chai nào đó Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể nhanh hơn? Tại sao? a. Chọn lọc loại bỏ alen A và chọn lọc alen a. b. Chọn lọc ở quần thể vi khuẩn (sinh vật nhân sơ) và chọn lọc ở quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội. Hướng dẫn trả lời: a) Alen A biểu hiện ở cả trạng thái AA và Aa nên bị đào thải nhanh hơn. (1 đ) b. Quần thể vi khuẩn có tốc độ trao đổi chất và tốc độ sinh sản nhanh, sinh sản vô tính nên kiểu đồng nhất, dễ chịu tác động của môi trường, dễ phát sinh đột biến nhất là đột biến gen nên tác động của chọn lọc tự nhiên diễn ra mạnh mẽ hơn, tần số tương đối của các alen biến đổi nhanh hơn. Quần thể vi khuẩn là quần thể đơn bội nên đột biến phát sinh có điều kiện biểu hiện ngay ra kiểu hình. Quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội có sinh sản hữu tính, tạo nhiều biến dị tổ hợp quần thể là kho dự trữ nguồn biến dị phong phú cho quá trình chọn lọc nhưng đột biến có hại ở trạng thái lặn không bị đào thải do đó chọn lọc tự nhiên tác động chậm hơn, tần số tương đối các alen biến đổi chậm hơn. (1 đ) Câu 3: Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể di cư tới một đảo và thiết lập nên một quần thể mới. Hãy mô tả diễn biến quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra khiến quần thể mới này trở nên một loài mới và nêu rõ các nhân tố tiến hoá nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này. Hướng dẫn trả lời: - Để quần thể mới tiến hóa thành một loài mới thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể mới phải khác biệt với quần thể gốc sao cho sự khác biệt này phải gây nên sự cách li sinh sản giữa hai quần thể. (0,5đ) - Sự thay đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa hai quần thể thoạt đầu gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (nghĩa là một nhóm nhỏ di cư khỏi quần thể gốc ngẫu nhiên có tần số alen và thành phần kiểu gen khác biệt với quần thể gốc). Tiếp đến, tại môi trường mới, chọn lọc tự nhiên tiếp tục phân hóa tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể làm cho chúng càng khác so với quần thể cũ (khi điều kiện sống mới khác xa với điều kiện sống của quần thể gốc). (0,5đ) - Ngoài hai nhân tố tiến hóa là các yếu tố ngẫu nhiên và CLTN là chính, thì các nhân tố tiến hóa khác như di nhập gen, sự phát sinh đột biến và giao phối không ngẫu nhiên cũng góp phần phân hóa tần số alen và thành phần kiểu gen giữa hai quần thể. (0,5đ) Tóm lại, quá trình tiến hóa nhỏ được kết thúc bằng sự xuất hiện loài mới được gây nên bởi sự tác động tổng hợp của các nhân tố tiến hóa, trong đó yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là hai nhân tố chính. (0,5đ) Câu 4: Vì sao nói ở các loài giao phối, đơn vị tiến hoá cơ sở là quẩn thể chứ không phải là cá thể hay loài ? Hướng dẫn trả lời: + Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì : (1đ) - Quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. - Quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình - Quần thể có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài. + Cá thể không thể là đơn vị tiến hoá vì : (0,5đ) - Mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi, cá thể có thể bị chết hoặc mất khả năng sinh sản. - Đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài. + Loài không thể là đơn vị tiến hoá vì : (0,5đ) - Trong tự nhiên, loài tồn tại như một hệ thống quần thể cách li tương đối với nhau. - Quần thể là hệ gen mở, còn loài là hệ gen kín, không trao đổi gen với các loài khác.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.