Đề thi học sinh giỏi Văn hóa lớp 11 THPT tỉnh Quảng Trị năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn - Có đáp án

doc
Số trang Đề thi học sinh giỏi Văn hóa lớp 11 THPT tỉnh Quảng Trị năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn - Có đáp án 4 Cỡ tệp Đề thi học sinh giỏi Văn hóa lớp 11 THPT tỉnh Quảng Trị năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn - Có đáp án 31 KB Lượt tải Đề thi học sinh giỏi Văn hóa lớp 11 THPT tỉnh Quảng Trị năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn - Có đáp án 0 Lượt đọc Đề thi học sinh giỏi Văn hóa lớp 11 THPT tỉnh Quảng Trị năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn - Có đáp án 5
Đánh giá Đề thi học sinh giỏi Văn hóa lớp 11 THPT tỉnh Quảng Trị năm học 2012 - 2013 môn Ngữ văn - Có đáp án
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT NĂM HỌC: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 11/4/2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4 điểm) a. Em hiểu thế nào về tính phi ngã, tính ước lệ trong Văn học trung đại Việt Nam? b. Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: “ Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà” nói đến một đặc điểm nội dung gì của Văn học trung đại Việt nam? Câu 2. (4 điểm) Sắp tới em tham gia một cuộc thi viết ngắn bàn về thái độ sống với chủ đề: “Người ta lớn hơn, vì biết cúi xuống”. Hãy viết tham luận của mình trong khuôn khổ 500 từ. Câu 3. (12 điểm) Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du. Bản phiên âm: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kì oan ngã tự cư. Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? Bản dịch thơ: Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh chết còn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? (Bản dịch của VŨ TAM TẬPThơ chữ Hán của Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1965) ---HẾT--Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 11 MÔN NGỮ VĂN Năm học 2012-2013 Câu 1. 4 điểm a. Đề chỉ yêu cầu nêu “cách hiểu” nên HS có thể không diễn đạt chính xác, chỉ cần nêu được như sau: - tính phi ngã : là sự coi nhẹ biểu hiện cá tính của con người ở cả hai đối tượng: chủ thể sáng tác và hình tượng nghệ thuật. Đây là hệ quả của thói quen sùng cổ, làm hạn chế khả năng sáng tạo của tác giả, đồng thời làm cho cá tính nhân vật trong nhiều TP trở nên rập khuôn, lặp lại. Cái tôi trở nên thiếu sức sống, bị hòa lẫn trong cái phổ biến, lệ thuộc các giá trị và lợi ích của cộng đồng, của giòng họ, của đất nước… HS có thể nêu dẫn chứng; có thể mở rộng so sánh biểu hiện cái tôi trong VH giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. (1,5 điểm) - tính ước lệ: là biểu hiện của nghệ thuật nói chung, diễn tả con người và đời sống bằng các các hình thức có sẵn, các điển tích, các hình ảnh tượng trưng quen thuộc. Tính ước lệ một mặt phản ánh hiện thực một cách khái quát, súc tích; mặt khác cho thấy được chân dung văn hóa của người viết, nhằm hạn chế những cách nói năng dung tục, trần trụi, suồng sã. (1,5 điểm) b. HS chỉ cần nêu được: Câu thơ trên là một quan niệm của tác giả nhưng đồng thời nói đến chức năng giáo huấn và tính chiến đấu của văn học: Văn dĩ tải Đạo. Văn học được viết ra không chỉ để nói về cái Tâm, cái Chí của con người mà còn để “chở Đạo”, để “diệt tà”. (1 điểm). Câu 2. 4 điểm Yêu cầu chung Về nội dung Hiểu được nghĩa khái quát: Câu trên thể hiện một thái độ sống rất bình thường nhưng cũng rất khó thực hiện được. Con người có thể lớn hơn bản thân mình và đồng loại bằng nhiều cách, nhưng biết sống khiêm nhường (cúi xuống) thì được tôn trọng hơn (lớn hơn). 1 điểm Diễn đạt, trình bày: mạch lạc, súc tích; dẫn dắt các ý hợp lý, từ dùng chọn lọc; văn phong phù hợp với hình thức một tham luận. Yêu cầu cụ thể. HS nêu được các ý sau: 1. Cúi xuống không phải là hành vi mà là một cách hành xử giữa người với người; Không nên nghĩ rằng cúi xuống đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay luồn cúi, thấp hèn DC: Các triết gia, các lãnh tụ có nhân cách lớn đều là những người sống khiêm nhường, giản dị và khoan dung: Nê-ru, Găng- đi, Bác Hồ…và luôn được tôn kính ngưỡng vọng. 2. Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên; Cúi xuống cũng là để hiểu mình hơn, để tự nâng mình lên; Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc nhở người ta biết cách ứng xử cần thiết để lớn hơn.. Các ý 1 & 2, mỗi ý 1 điểm, tùy theo mức độ để xem xét. 3. Liên hệ - Tham gia bàn luận về thái độ sống - Tuổi thanh niên luôn có ý thức khẳng định mình và cũng tràn đầy khát khao, ý chí. Đó là một thuộc tính tâm lý thông thường và rất đáng trân trọng. - Nhưng tuổi trẻ cũng dễ mắc những nhược điểm: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, đôi khi thiếu nhường nhịn, không khiêm tốn - Vì quá tự tôn nên đôi khi không chấp nhận thành công của người khác, không chịu học tập người khác. - Vì thế, thái độ khiêm nhường bao giờ cũng được mọi người coi trọng, như là một biểu hiện của văn hóa và đạo đức của mọi thời. Các ý nhỏ này 2 điểm, tùy theo mức độ để xem xét. Câu 3. 12 điểm Yêu cầu chung: - HS nắm được suy nghĩ của Nguyễn Du qua câu chuyện nàng Tiểu Thanh, về nỗi bất hạnh của những người có tài văn chương nghệ thuật. Từ đó có thể hiểu thấu tâm sự sâu kín làm ông “thổn thức” suốt cuộc đời mình. Nhân vật phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh không chỉ là đối tượng cảm thông mà còn là đối tượng để nhà thơ ký thác nỗi niềm tâm sự của tầng lớp nghệ sĩ như mình. - HS phát hiện được tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành công một thể thơ hàm súc và ngôn ngữ ước lệ để biểu lộ tư tưởng nhân đạo cao cả của mình. Yêu cầu cụ thể: HS có thể làm bài bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng pahỉ bảo đảm nêu được giá trị tư tưởng (là chủ yếu) và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Các ý chính- Có thể phân tích lần lượt theo bố cục cắt ngang của bài thơ. 1. Cái nhìn đầy ưu tư từ một hiện tượng: “hoa uyển tẫn thành khư” và suy nghiệm về một nỗi đau: cảnh vật hoang phế tượng trưng cho cái đẹp bị mai một, biến dạng trong kiếp bể dâu. Chú ý chữ “ điếu” trong từ “độc điếu” , nên hiểu là thương cảm, thương xót, bản dịc đã cố gắng làm toát lên tinh thần của chữ nay. 2. Sự tương đồng về thân phận kiếp người hồng nhan và tài hoa nghệ sĩ: họ luôn phải chịu “liên và lụy” trong cuộc đời ô trọc biến suy. Chú ý cách dùng hình anh hoán dụ, tượng trưng “son phấn” và “văn chương” và giọng điệu xót xa ngậm ngùi trong hai câu thực. 3. Bất lực trước những sự thật đau lòng, nghiệt ngã “cổ kim hận sự thiên nan vấn” và vẫn dấn thân chấp nhận “phong vận lì oan” như là một nghiệp chướng , một thân phận đã sơm buộc vào. Cách dịch “Cái án phong lưu… phần nào khiên cưỡng, thiếu chiều sâu. 4. Dự cảm về một tấm lòng tương tri trong hậu thế cũng là một cách thể hiện tâm trạng hoài nghi với đương thời. Chú ý chữ “khấp” trong bản phiên âm, được hiểu là khoác thầm, thương xót, đồng cảm, rất phù hợp với chữ “điếu” trong câu thứ hai. Các ý nâng cao 1. Từ thân phận nàng Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, nhà thơ vận đến số mệnh của mình cùng nhiều kẻ tài hoa khác, “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, “Trời kia đã bắt….phong trần phải phong trần”. Những người này cách ông có thể hàng trăm năm như Tiểu Thanh, mà cũng có thể hàng ngàn năm như Đỗ Phủ, Khuất Nguyên… 2. Bài thơ được viết theo cấu trúc “vật cảm thuyết” với việc chọn 3 yếu tố Cảnh-Sự-Tình. Tuy nhiên, Nguyễn Du có một ý tưởng riêng khi xây dựng cấu trức tam hợp này theo tỷ lệ 1/2/6. Dành 6 câu thơ nói về tình. Điều đó lý giải sự trĩu nặng của suy tư nhà thơ về đề tài này. Hướng dẫn cho điểm câu 3 - Đạt các YC chung: 1 điểm; - Các ý chính: mỗi ý 2 điểm- công 8 điểm; - Các ý nâng cao: ý 1- 1 điểm; ý 2 0,5 điểm- cộng 1, 5 điểm; - Đạt các tiêu chuẩn về hành văn, từ ngữ, chính tả: mức độ cao: 1, 5 điểm, các mức độ còn lại tuy fthực tế GK vận dụng phù hợp.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.