Đề thi khảo sát lớp 12 trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc môn Lịch Sử

doc
Số trang Đề thi khảo sát lớp 12 trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc môn Lịch Sử 6 Cỡ tệp Đề thi khảo sát lớp 12 trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc môn Lịch Sử 54 KB Lượt tải Đề thi khảo sát lớp 12 trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc môn Lịch Sử 0 Lượt đọc Đề thi khảo sát lớp 12 trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc môn Lịch Sử 8
Đánh giá Đề thi khảo sát lớp 12 trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc môn Lịch Sử
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc Trường THPT Yên Lạc Kì thi khảo sát khối 12 năm học : 2012-2013 Đề thi môn: Sử ( Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (7 điểm): Câu1(2 điểm): Cuộc chiến đấu mở đầu cho Toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại diễn ra trong hoàn cảnh nào ? kết quả và ý nghĩa ? Câu 2(2 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc hãy nêu và phân tích công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1941 đến 1945? Câu 3 (3 điểm): Đặc điểm, thành tựu, tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ lần II của nhân loại ? II. Phần riêng (3 điểm) : thí sinh chọn 1 trong 2 câu sau: Câu 4a: Phân tích hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của văn kiện đã phát động cao trào tiền tổng khởi nghĩa ? Câu 4b : Phân tích hoàn cảnh lich sử, nội dung và ý nghĩa của Nghi quyết đã đánh dấu chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Ban thường vụ TƯ Đảng trong thời kì 19391945 ? - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh:........................................................ Số báo danh:....................... SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KHẢO SÁT KHỐI 12 LẦN 5 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC NĂM HỌC: 2012- 2013 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề) I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (7 điểm): Câu1(2 điểm): Cuộc chiến đấu mở đầu cho Toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại diễn ra trong hoàn cảnh nào? kết quả và ý nghĩa? Câu 2(2 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc hãy nêu và phân tích công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1941 đến 1945? Câu 3 (3 điểm): Đặc điểm, thành tựu, tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ lần II của nhân loại? II. Phần riêng (3 điểm) : thí sinh chọn 1 trong 2 câu sau: Câu 4a: Phân tích hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của văn kiện đã phát động cao trào tiền tổng khởi nghĩa? Câu 4b: Phân tích hoàn cảnh lich sử, nội dung và ý nghĩa của Nghi quyết đã đánh dấu chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Ban thường vụ TƯ Đảng trong thời kì 1939-1945? ------------------ HẾT ------------------ Họ và tên thí sinh:........................................................ Số báo danh:....................... Sở Giáo dục và đào tạo Trường THPT Yên Lạc Đáp án kì thi khảo sát khối 12 lần 5 năm học : 2012-2013 Đề thi môn: Sử ban C ( Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm) : Hoàn cảnh của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 -Sau khi kí các hiệp định, thực dân Pháp đã bội ước đẩy mạnh việc xâm lược nước ta 1 lần nữa. Chúng gây xung đột vũ trang ở Bắc Bộ và Trung Bộ, chiếm đóng 1 số đô thị lớn như: Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng... Tại Hà Nội, chúng tập trung lực lượng gây hấn ở nhiều nơi, ngày 18 và 19/12/1946 chúng gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội, nếu không được thì chậm nhất là sáng 20/12/1946 chúng sẽ nổ súng. -Tình thế khẩn cấp, Ngày 12/12/1946 Ban thường vụ TƯ Đảng ra chỉ thị "toàn dân kháng chiến", ngày 18-19/12/1946 Hội nghị bất thường mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến .Trưa 19/12/1946 Đảng ra chỉ thị cho các mặt trận trong cả nước " chỉ trong vòng 24 giờ là cùng thực dân Pháp sẽ nổ súng. Tất cả hãy sãn sàng!". Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cuộc chiến đấu ở các đô thị bắt đầu. -Âm mưu của Pháp: tập trung lực lượng cơ động mạnh đánh vào các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 nhằm đánh úp cơ quan đầu não của ta (đặc biệt là Hà Nội), tiêu diệt chủ lực của ta, phá cơ sở vật chất, thực hiện kế hoạch " đánh nhanh thắng nhanh" để kết thúc chiến tranh. - Chủ trương của ta: đánh kìm chân địch trong các đô thị, không mở rộng chiến tranh, tiêu hao 1 phần sinh lực địch, tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Kết quả, ý nghĩa: - Cuộc chiến đấu diễn ra hơn 3 tháng đã tiêu hao 1 bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong các đô thị không cho chúng mở rộng chiến tranh, làm thất bại bước đầu kế hoạch "Đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp. -Cuộc chiến đấu đã tạo điều kiện cho Trung ương Đảng, chính phủ rút về căn cứ địa an toàn, lực lượng chủ lực được bảo toàn, ta di chuyển an toàn cơ sở vật chất-kĩ thuật lên căn cứ địa, thực hiện tản cư...Cả nước chuyển vào cuộc kháng chiến lâu dài với tinh thần chủ động. -Là cuộc chiến đấu đầu tiên mở đầu cho toàn quốc kháng chiến, chứng minh đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng. Câu 2(2 điểm): 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1.trực tiếp triệu tập và chủ trì hội nghị BCHTƯĐCSDD : -nội dung và ý nghĩa 2.Lãnh đạo công cuộc chuẩn bị toàn diện cho cách mạng tháng Tám: - Xây dựng lực lượng chính trị -Xây dựng lực lượng vũ trang -Xây dựng căn cứ địa -Bộ máy lãnh đạo tổng khởi nghĩa -Tập dượt quần chúng 0,5 1,0 3. Lãnh đạo tổng khởi nghĩa; 0,25 - Chớp đúng thời cơ phát động nhân dân tổng khởi nghĩa bằng các nghị quyết lịch sử… -Lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa -Là linh hồn của Cách mạng tháng Tám 4. soạn thảo và công bố tuyên ngôn đọc lập. 0,25 Câu 3 (3 diem): Nội dung 1. Đặc điểm lớn nhất: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp … 2. Thành tựu (1,5) a. Khoa học cơ bản: đạt thành tựu to lớn, những bước tiến nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử các ngành toán học, vật lí học, hoá học, sinh học…. Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất, phục vụ cuộc sống của mình - Thành tựu tiêu biểu: + Tháng 3/1997, các nhà khoa học đã tạo được con cừu đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính. + Tháng 6/2000, sau 10 năm hợp tác, các nhà KH các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, NB và TQ đã công bố bản đồ gen người. Đến tháng 4/ 2003, bản đồ gen người mới được giải mã hoàn chỉnh. b. Lĩnh vực công nghệ - Tạo ra công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động… - Tạo ra những nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ triều... - Tạo ra những vật liệu mới: chất Pôlime… - Công nghệ sinh học với những đột phá phi thường về công nghệ di truyền, công nghệ tế tào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim và dẫn đến cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. - Thông tin liên lạc, giao thông vận tải đạt những tiến bộ thần kì: cáp sợi thuỷ tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng lồ… - Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ 3. Tác động (1.0đ) a. Tích cực: Điểm 0,5 0,25 0,25 1,0 0,75 - Làm tăng năng suất, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục đào tạo nghề nghiệp. - Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá b. Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, các 0,25 loại dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí huỷ diệt.. Câu 4a (3điểm): Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12/3/1945? 1.Hoàn cảnh lịch sử a.Tình hình thế giới -Cuối năm 1944 đầu năm 1945 bọn phát xít liên tiếp thất bại trên nhiều mặt trận . Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Liên Xô tiến như vũ bão về phía Béclin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức. Tháng 8-1944 Pari được giải phóng. Tướng Đờ Gôn lên cầm quyền, ở Thái Bình Dương phát xít Nhật đang nguy khốn, đường biển từ Nhật xuống Đông Nam á bị quân Đồng minh khống chế. a.Tình hình Đông Dương. -Lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động chờ thời cơ quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương sẽ nổi dậy tiến công quân Nhật. Quân Nhật biết rất rõ những hoạt động của Pháp nên quyết định hành động trước. Vào hồi 20 giờ 20 phút ngày 9-5-1945 , quân đội Nhật nổ súng đồng loạt, lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Sau thời gian ngắn, quân Pháp ở Đông Dương tan rã. Sự cấu kết Pháp-Nhật để thống trị Đông Dương chấm dứt . Tuy Nhật thống trị Đông Dương nhưng chính sách cai trị , bóc lột của chúng không có gì thay đổi. -Ngay đêm 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại Đình Bảng (Từ Sơn-Bắc Ninh) để đánh giá tình hình và đề ra chủ trương mới. Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng được công bố trong Chỉ thị Nhật –Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta ra ngày 12-3-1945 2. N ội dung: 3. ý ngh ĩa Câu 4b (3điểm): : 0,5 0,25 0,5 1,0 0,75 - Đó là văn kiện của Hội nghị BCH TƯ ĐCS Đ D tháng 11/1939 0,5 a. Hoàn cảnh 0,75 b. Nội dung 1,0 c. Ý nghĩa 0,75
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.