Địa lí 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

pdf
Số trang Địa lí 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất 6 Cỡ tệp Địa lí 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất 146 KB Lượt tải Địa lí 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất 0 Lượt đọc Địa lí 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất 4
Đánh giá Địa lí 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Lý thuyết Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất A/ Lý thuyết I/ Ngoại lực - Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất. - Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. - Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người. II/ Tác động của ngoại lực - Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển... 1/ Quá trình phong hóa - Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật. - Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất. a/ Phong hóa lí học - Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng. - Nguyên nhân chủ yếu: + Sự thay đổi nhiệt độ. + Sự đóng băng của nước. + Tác động của con người. - Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc) Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí b/ Phong hóa hóa học - Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật. - Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước... - Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi). c/ Phong hóa sinh học: - Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây. - Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất. - Kết quả: + Đá bị phá hủy về mặt cơ giới. + Bị phá hủy về mặt hóa học. 2/ Quá trình bóc mòn - Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó. - Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau a/ Xâm thực - Làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa - Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà... - Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh... - Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối... - Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí - Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lở... b/ Thổi mòn - Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn. - Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm đá, cột đá … c/ Mài mòn - Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá. - Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ. 3/ Quá trình vận chuyển - Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. - Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình: + Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo. + Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá. 4/ Quá trình bồi tụ - Quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích) - Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi. - Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng. - Kết quả: + Tạo nên địa hình mới. + Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc) + Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông). Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí + Do sóng biển: Các bãi biển. → Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. B/ Trắc nghiệm Câu 1: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ A. Bên ngoài bề mặt của Trái Đất B. Bên trong bề mặt của Trái Đất C. Bên dưới bề mặt của Trái Đất D. Bên trên bề mặt của Trái Đất Câu 2: Nội lực và ngoại lực là hai lực A. Cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. B. Ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. C. Cùng chiều nhau, làm cho địa hình trái đất ngày càng cao hơn. D. Đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Câu 3: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau A. Phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ. B. Phong hóa – bồi tụ - bóc mòn – vận chuyển. C. Phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ. D. Phong hóa – bóc mòn – bồi tụ - vận chuyển. Câu 4: Những cách đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình A. Xâm thực bởi băng hà. B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt. C. Sự vận động nâng lên của địa hình hai bên. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí D. Thổi mòn do gió. Câu 5: Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu A. Nóng, ẩm. B. Nóng, khô. C. Lạnh, ấm. D. Lạnh, khô. Câu 6: Ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh do A. Nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá. B. Nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá. C. Khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn. D. Khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá. Câu 7: Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở A. Miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm. B. Miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới. C. Miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh. D. Miền khí hậu xích đạo nóng, ẩm quanh năm. Câu 8: Tác nhân của ngoại lực là A. Sự nâng lên và hệ số của vỏ trái đất theo chiều thẳng đứng. B. Yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người. C. Sự uốn nếp các lớp đá. D. Sự đứt gãy các lớp đất đá. Câu 1 Đáp án D 2 D 3 C 4 5 6 7 B A A C ------------------------------------ 8 B Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều tài liệu ôn tập Địa lý lớp 10 khác như: Trắc nghiệm Địa lý 10: https://vndoc.com/trac-nghiem-dia-ly-10 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Giải bài tập Địa Lý 10: https://vndoc.com/giai-bai-tap-dia-ly-10 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.