Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 9: Cách mạng mùa thu

pdf
Số trang Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 9: Cách mạng mùa thu 2 Cỡ tệp Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 9: Cách mạng mùa thu 421 KB Lượt tải Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 9: Cách mạng mùa thu 0 Lượt đọc Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 9: Cách mạng mùa thu 3
Đánh giá Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 9: Cách mạng mùa thu
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VnDoc.com - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 9: Cách mạng mùa thu Bài 1 trang 21 SGK Lịch sử 5 Tại sao ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta? Trả lời: Sáng 19 - 8 - 1945, hàng chục vạn nhân dân nội thành, ngoại thành và các tỉnh lân cận xuống đường biểu dương lực lượng. Trước sức mạnh của đông đảo quần chúng, lính Bảo an ở Phủ Khâm sai đã phải hạ vũ khí đầu hàng cách mạng. Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên nóc Phủ Khâm sai. Chiều 19 - 8 - 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. Tiếp những ngày sau đó cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Từ đó ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta Bài 2 trang 21 SGK Lịch sử 5 Hãy sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương em. Trả lời: Sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở Thừa Thiên - Huế Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, điều kiện khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Thừa Thiên Huế vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Hình thái khởi nghĩa hết sức phong phú, có nơi giành chính quyền ở xã, tổng rồi lên huyện; có nơi giành chính quyền ở huyện rồi về tổng, xã; có nơi vừa ở xã, vừa ở huyện. Thành thị phối hợp với nông thôn, nông thôn hỗ trợ thành thị đã đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn. Ngày 23/8/1945, tại sân vận động Huế, trước hàng vạn người dân Thừa Thiên Huế, Ủy ban Khởi nghĩa tiến vào lễ đài giữa tiếng hô vang dội. Ðồng chí Tố Hữu đọc diễn văn nêu rõ tầm vóc, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa và tuyên bố: Từ nay chính quyền về tay nhân dân; đồng thời giới thiệu Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh do đồng chí Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch. Chiều 30/8/1945, lễ thoái vị của Bảo Ðại - vị vua của triều đại phong kiến cuối cùng đã được tổ chức tại Ngọ Môn. Bảo Ðại đọc thoái vị và trao cho đại diện chính phủ Quốc ấn bằng vàng và thanh gươm bằng vàng nạm ngọc tượng trưng cho quyền lực của chế độ phong kiến. Trên kỳ đài Huế, cùng với bản nhạc hùng tráng “Tiến quân ca”, lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trời Huế tự do độc lập trong tiếng hô vang của người dân “Việt Nam độc VnDoc.com - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí lập muôn năm”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế kết thúc thắng lợi rực rỡ.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.