Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 11

pdf
Số trang Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 11 25 Cỡ tệp Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 11 333 KB Lượt tải Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 11 4 Lượt đọc Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 11 77
Đánh giá Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 11
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 25 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí KẾ HOẠCH BÀI DẠY SÁCH CÁNH DIỀU Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ:  Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.  Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài thơ Có chuyện này: Tất cả mọi thứ đều ẩn chứa trong đó khả năng lớn lên, phát triển, nhưng cần phải có sự hành động, nỗ lực của con người thì mới thành hiện thực.  Nhận biết được từ ngữ chỉ đặc điểm, biết vận dụng để hoàn thành BT. + Năng lực văn học:  Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.  Biết liên hệ nội dung bài với thực tế. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu với mái trường, thầy cô, bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV chiếu 2 bức tranh ở BT 1 phần Chia sẻ lên màn chiếu, yêu cầu HS quan sát, nói 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh. - GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, chia sẻ ý kiến trước lớp. BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài thơ Có chuyện này: Bài học hôm nay cho chúng ta biết những điều kỳ diệu luôn có sẵn xung quanh ta, nhưng để chúng xuất hiện lại cần có những phép biến diệu kì từ bàn tay, hành động của chính chúng ta. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài đọc thơ Có chuyện này. - GV mời 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS quan sát, nói 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh. - HS đọc YC của BT 2, chia sẻ ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm theo. - 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ trước Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. - GV mời 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu từ phép biến. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm nhỏ (GV hỗ trợ khi cần thiết). - GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. - GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai. - GV lưu ý HS CH 2: Có thể nêu hết các sự vật có mặt trong khổ thơ, nhưng đúng hơn cả là chỉ nêu những sự vật được nhắc đến như một đối tượng để nói tới, để tư duy về nó. lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ. Cả lớp đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo nhóm nhỏ. - Các nhóm đọc bài trước lớp. - HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn: + Câu 1:  HS 1: Bạn hiểu “Chữ nằm trong lọ mực” nghĩa là gì? Chọn ý đúng: a) Lọ mực đã có sẵn các chữ cái. b) Lọ mực đã có sẵn các bài thơ, bài toán,... c) Lọ mực sẽ giúp bạn viết chữ, làm thơ, làm toán,...  HS 2: Đáp án c). + Câu 2:  HS 2: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật nào khác? Chúng nằm ở đâu?  HS 1: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật: lửa, cái mầm, cái hoa, dòng điện. Những sự vật ấy nằm ở: bao diêm, hạt, cây, dây điện. + Câu 3:  HS 1: Khổ thơ 2 nhắc đến Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí - GV nhận xét, chốt đáp án. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được từ ngữ chỉ đặc điểm, biết vận dụng để hoàn thành BT. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả. - GV chốt đáp án: + BT 1: Từ chỉ đặc điểm trong câu Khả năng của con người thật là kì diệu! là từ kì diệu. + BT 2: Có thể thay từ kì diệu bằng từ tuyệt vời, tuyệt diệu, vô hạn, v.v... “những phép biến diệu kì” nào?  HS 2: Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì”: Biến diêm thành lửa cháy, biến mực thành thơ hay, biến hạt hóa thành cây, xui cây làm quả chín, biến dây thành ra điện, bắt điện kéo tàu đi,... + Câu 4:  HS 1: Bạn cần làm gì để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy?  HS 2: Để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy, mình sẽ cố gắng tìm hiểu kiến thức, học và luyện tập chăm chỉ. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. - HS lên bảng báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, sửa bài. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ:  Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Các nhà toán học của mùa xuân. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.  Làm đúng BT điền chữ g / gh, s / x, vần ươn / ương.  Biết viết chữ cái I viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dò cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. - Phần mềm hướng dẫn viết chữ I. - Mẫu chữ cái I viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở Luyện viết 2, tập một. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV nêu MĐYC của bài học. 2. HĐ 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Các nhà toàn học của mùa xuân. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. Cách tiến hành: 2.1. GV nêu nhiệm vụ: - GV đọc mẫu bài thơ Các nhà toán học của mùa xuân. - GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ: + Về nội dung: Bài thơ nói về các tín hiệu của mùa xuân. + Về hình thức: Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở. 2.2. Đọc cho HS viết: - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại. 2.3. Chấm, chữa bài - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS lắng nghe. - HS đọc thầm theo. - 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. - HS quan sát, lắng nghe. - HS viết vào vở Luyện viết 2. - HS soát lại. - HS tự chữa lỗi. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả). - GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (BT 2, 3) Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ g / gh, s / x, vần ươn / ương. Cách tiến hành: - GV mời một số HS đọc YC của BT 2, 3 trước lớp. - GV mời 1 HS nhắc lại quy tắc viết g và gh. GV chốt: gh đứng trước i, e, ê; g đứng trước các âm còn lại. - GV mời 3 HS lên bảng hoàn thành BT 2, 3a, 3b; yêu cầu các HS còn lại làm bài vào vở. - GV mời một số HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài: + BT 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: g hay gh?  Lên thác xuống ghềnh  Gạo trắng nước trong  Ghi lòng tạc dạ + BT 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống: a) Chữ s hay x? Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó Chiều in nghiên trên mảng núi xa. Con trâu trắng dẫn đàn lên núi Vểnh đôi tai nghe sáo trở về. NGÔ VĂN PHÚ b) Vần ươn hay ương? - HS quan sát, nhận xét, lắng nghe. - Một số HS đọc YC của BT 2, 3 trước lớp. - 1 HS nhắc lại quy tắc viết g và gh. - 3 HS lên bảng hoàn thành BT 2, 3a, 3b. Các HS còn lại làm bài vào vở. - Một số HS nhận xét. - HS lắng nghe, sửa bài vào vở. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Mảnh vườn bà xanh thế Nắng trổ như hoa cau Gió đưa thoảng hương vào Cả một vùng cúc nở. NGUYỄN THANH KIM 4. HĐ 3: Tập viết chữ I Mục tiêu: Biết viết các chữ cái I viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dò cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Cách tiến hành: 4.1. Quan sát mẫu chữ hoa I - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ I cỡ vừa cao 5 li, rộng 2 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 1 li. + Nét 1 (cong trái và lượn ngang): từ điểm đặc bút trên đường kẻ ngang 5 cạnh bên phải đường kẻ dọc 3, viết nét cong trái, kéo dài thêm đến giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4. + Nét 2 (móc ngược trái và lượn vào trong): từ điểm kết thúc nét 1, kéo thẳng xuống đến đường kẻ ngang 2 rồi viết nét cong trái. Điểm kết thúc là giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2. - GV viết các chữ I lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. 4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Im lặng lắng nghe cô dặn dò. - GV giúp HS hiểu: Để nghe được lời cô dặn, cần phải im lặng, vì khi ồn chúng ta sẽ không nghe được và không - HS lắng nghe GV hướng dẫn, quan sát và nhận xét mẫu chữ I. - HS quan sát, lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí biết học gì, làm bài ào, ôn tập gì và chuẩn bị bài học mới như thế nào. - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:  Những chữ có độ cao 2,5 li: I, l, h, g.  Những chữ có độ cao 2 li: d.  Những chữ còn lại có độ cao 1 li: m, ă, n, c, ô, o. 4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một - GV yêu cầu HS viết các chữ I cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở. - GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dò cỡ nhỏ vào vở. - HS viết các chữ I cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở. - HS viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dò cỡ nhỏ vào vở. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG BÀI ĐỌC 2: ƯƠM MẦM (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ:  Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).  Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về nhà văn Rô-linh nổi tiếng, tài năng của bà, và tài năng ấy đã được ươm mầm, phát triển như thế nào.  Biết được tác dụng của dấu phẩy, nhận biết được các thành phần câu, điền dấu phẩy vào đúng chỗ. + Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện. 2. Phẩm chất - Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập, rèn luyện bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.