Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ

pdf
Số trang Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ 2 Cỡ tệp Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ 107 KB Lượt tải Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ 0 Lượt đọc Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ 11
Đánh giá Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC MĨ SAU CHIỂN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1. Tình hình chung - Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ bị thiệt hại ít và thu được nhiều lợi nhuận nhất - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. 2. Về kinh tế - Trong những năm 1945-1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, trên 50% tàu thuyền đi lại trên biển là của Mĩ. - Hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh nhất thế giới. *Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ + Đất nước không bị chiến tranh tàn phá. + Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào. + Dựa vào thành tựu Khoa học-kĩ thuật... + Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 ti USD trong chiến tranh). + Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao. - Kinh tế Mĩ những thập niên sau không còn giữ ưu thế tuyệt đối. * Nguyên nhân làm cho kinh tế của Mĩ bị suy giảm + Bị Tây Âu và Nhật Bản vươn lên và cạnh tranh gay gắt. + Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. + Do theo đuổi tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ chi nhiều những khoản lớn. + Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội. II. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHOA HỌC – KĨ THUẬT CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Nước Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai với việc chế tạo chiếc máy tính điện tử đầu tiên. - Mĩ đạt được nhiều thành tựu kì diệu trong việc chế tạo ra vật liệu mới, năng lượng mới, tiến hành “Cách mạng xanh”, tiến hành cách mạng trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ. => Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ đã có nhiều cải thiện. III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH - Mối quan hệ nhất quán giữa chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành trướng xâm lược của Mĩ là nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của giai cấp tư sản cầm quyền Mĩ. * Đối nội: - Đảng Dân chủ và Đảng cộng hoà thay nhau thống trị và cầm quyền. - Chính phủ Mĩ ban hành một loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ trong nước như Đạo luật TápHác-lây, Luật Mác-Ca-ran, Luật Kiểm tra lòng trung thành. *Đối ngoại: - Đề ra “Chiến lược toàn cầu" với ý đồ thống trị thế giới. - Các hành động bành trướng, xâm lược của Mĩ, thi hành “chính sách thực lực", thành lập các khối quân sự, viện trợ kinh tế quân sự cho các nước đồng minh... - Những thất bại nặng nề mà Mĩ đã vấp phải như can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946), Cu Ba (1959-1960), nhất là trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975). - Tham vọng của Mĩ là to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mĩ lại hạn chế (do những nhân tố chủ quan và khách quan). Mời các bạn xem tiếp tài liệu tại: https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-9 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.