Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

pdf
Số trang Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao 14 Cỡ tệp Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao 252 KB Lượt tải Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao 0 Lượt đọc Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao 5
Đánh giá Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao - Ngữ văn 9 Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao - Bài tham khảo 1 Cuộc đời xô đẩy khiến người cha hết mực yêu thương con không cách nào nhìn thấy con lần cuối đã phải rời xa cuộc sống này. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Khi một tác phẩm văn học khép lại, không có nghĩa là nó đã kết thúc mà có lẽ nó vẫn tiếp tục sống trong trái tim độc giả với những hình tượng mà tác giả xây dựng. Một trong những tác phẩm có sức sống mãnh liệt như thế là “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Dưới ngòi bút của nhà văn hiện thực nhân đạo sâu sắc, nhân vật Lão Hạc đã thực sự gây ấn tượng với người đọc bởi vẻ đẹp nhân cách và cuộc đời quá đỗi đớn đau. Lão Hạc là một lão nông nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý. Nhân vật Lão Hạc là nhân vật điển hình, đại diện cho mỗi tầng lớp người nông dân dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều bi kịch nhưng vẫn giữ vẻ đẹp tâm hồn trong sáng. Cuộc đời lão Hạc là một chuỗi dài bi thảm. Vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Ngày này qua ngày khác, lão mòn mỏi mong con trở về trong cô độc khi không có ai chăm sóc, chỉ có con chó Vàng - kỉ vật của con bầu bạn cùng. Lão sống, trong cái đói nghèo và đơn độc. Đói, nghèo, lão quyết giữ mảnh vườn cho con, nhưng không thoát khỏi bi kịch cuộc đời. Cái đói nghèo khiến lão phải đớn đau VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí bán đi người bạn duy nhất của lão, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Đứng trước sự xô đẩy của cuộc đời và con đường tha hóa, để giữ được tấm lòng thanh sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết đau đớn, xót xa. Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày đọa. Nam Cao đã thông qua cuộc đời nhiều bi kịch đó của lão Hạc để tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn người nông dân tới bước đường cùng. Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, nhân cách đẹp đẽ của lão Hạc vô cùng nổi bật. Trước tiên là tấm lòng vị tha, nhân hậu. Với cậu Vàng – kỉ vật của con trai lão, lão yêu quí nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng, vỗ về, vuốt ve nó; cho nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát; lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng, lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí có phần hơn lão… Lão cũng coi nó như một người bạn, ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là một con người. Với người con trai đã bỏ đi đồn điền cao su, lão yêu thương rất rất nhiều. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, rời quê hương đi đồn điền mà lão tự dằn vặt, ân hận mãi. Lúc con đòi bán vườn cưới vợ, lão không cho vì muốn giữ mảnh vườn cho con, nghĩ nếu cưới vợ mà bán thì về rồi sẽ sinh sống nơi đâu? Nhưng con trai lão không hiểu cho lão. Anh ta bỏ đi, để lại lão ở nhà vò võ chờ con. Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa mình. Những câu nói lão nói với cậu Vàng chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho con. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại giống như nói với con mình. Lão yêu thương con vô bờ bến, làm việc gì, suy nghĩ gì cũng hướng về con trai. Tiền bòn vườn lão để dành cho con, nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai. Thế nhưng, trời bắt tội, lão Hạc ốm. Cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu đến số tiền đã dành dụm đó. Lão đã đau lòng biết bao khi phải dùng vào tiền cho con trai. Không những thế, vừa khỏi ốm, lão đã vội gửi ông giáo mảnh vườn cho con và tiền dành dụm. Thậm chí, lựa chọn cuối cùng của lão, cái chết của lão cũng là vì con. Lão chết không chỉ bởi muốn giữ nhân cách trong sạch mà còn muốn mở ra đường sống cho con lão bởi lão cho rằng sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Cha mẹ vì con có thể chịu đựng, hi sinh tất cả, nhưng lựa chọn hi sinh cả tính mạng vì con như lão Hạc thực sự là chuyện đặc biệt xót xa. Cuộc đời xô đấy khiến người cha hết mực yêu thương con không cách nào nhìn thấy con lần cuối đã phải rời xa cuộc sống này. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Nó lặng lẽ trong tâm tưởng nhưng quyết liệt trong hành động. Tình yêu thương ấy quả thực vô cùng cảm động. Là người cha hết mực yêu thương con, Lão Hạc còn mang trong mình tấm lòng tự trọng cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình. Bán đi một con chó – con vật mà người ta nuôi vốn để bán, để giết thịt mà lão ám ảnh day dứt không nguôi. Lão tự trách mình vì “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”, nhớ ánh mắt của cậu Vàng mà dằn vặt không yên. Ngay cả lúc khó khăn tột cùng, lão vẫn từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Lão tự chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua, ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Lão xin Binh Tư ít bả chó để tự tử, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão, từ chối con đường tha hóa, đánh mất nhân cách. Lão ăn bả chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn,… Cái chết của lão đầy xót xa và ám ảnh, nó là biểu hiện quyết liệt nhất cho lòng tự trọng của người nông dân chính trực tuy nghèo nhưng trong sạch. Chết là bi kịch là đớn đau, nhưng đồng thời cũng là con đường giải thoát cho cuộc đời nhiều gò ép, bất hạnh của lão Hạc, tạo nên hình tượng vô cùng đẹp đẽ. Có thể nói, Nam Cao đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đại diện cho tầng lớp những người nông dân trong xã hội cũ: tuy đói nghèo nhưng có những phẩm chất cao đẹp. Với cốt truyện sâu sắc, phong cách kể chuyện độc đáo, lão Hạc hiện lên là nhân vật vô cùng đẹp đẽ, với tấm lòng và nhân cách đáng trân trọng. Qua cái nhìn của ông giáo – một nhà trí thức, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra những vấn đề triết lý nhân sinh sâu sắc. Đặc biệt, tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật khéo léo. Tâm lý lão Hạc được thể hiện qua những hành động, lời nói, nhiều đoạn đối thoại mà như độc thoại. Bên cạnh đó, VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí tác giả cũng sử dụng nhiều khẩu ngữ, làm câu chuyện chân thực, sinh động, gần gũi với người nông dân. Những thành công về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cuộc đời và vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc đã góp phần đưa truyện ngắn cùng tên trở thành một trong số những tác phẩm tiêu biểu của thời đại. Đặc biệt, hình tượng nhân vật lão Hạc đã trở thành hình tượng điển hình, tiêu biểu cho cả một tầng lớp đáng trân trọng của xã hội. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao - Bài tham khảo 2 Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa… Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó… Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng. Vợ mất sớm, lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão sẽ sung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ. Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền đất đỏ mãi tận Nam Kì. Mỗi khi nhắc đến con, lão Hạc lại rơi nước mắt. Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ với con Vàng. Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí quý, là người bạn chia sẻ cô đơn với lão. Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi. Nhưng nếu vì nhớ con mà lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi li mỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được… Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy. Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của con. Tiêu lắm chỉ chết nó! Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà lão Hạc đành chia tay với con chó yêu quý. Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa. Lão kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đã đánh lừa một con chó. Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên. Trước đây, lão dằn vặt mãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Lão cố chịu đựng những nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con. Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa… Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó… Ta không thể bán vườn để ăn… Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát khỏi cảnh nghèo mà lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự chọn lựa tự nguyện và dữ dội. Nghe những lời tâm sự của lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìm nổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục. Một con người vì nghèo đói mà bất hạnh đến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng! Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy lão Hạc là người đôn hậu, chất phác. Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Trong làng chỉ có ông giáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự. Lời lẽ của lão Hạc đối với ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng người hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông. Cảnh ngộ lão Hạc đã đến lúc túng quẫn nhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túng làm càn. Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại. Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự để giữ hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Lão không muốn mọi người phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá. Thì ra ông lão có vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào! Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớ đến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao - Bài tham khảo 3 Lòng tự trọng và đức hi sinh của người cha đã đưa lão đến một quyết định hệ trọng: Chọn cái chết để giữ được mảnh vườn cho con. Tấm lòng ấy của lão đã tác động mạnh mẽ đến nhân vật ông giáo, trở thành một lời hứa thiêng liêng Nếu ai đã đọc truyện ngắn Lão Hặc của Nam Cao, dù chỉ một lần, cũng không khỏi bị ám ảnh bởi cái chết đầy thương tâm của nhân vật lão Hạc. Hình ảnh lão Hạc vật vã trong cái chết đau đớn, dữ dội cứ xoáy vào tâm trí người đọc, gợi lên trong lòng họ bao nỗi niềm trăn trở, day dứt khôn nguôi. Sinh rồi tử là quy luật muôn đời của tạo hóa, nào ai tránh được, âu đó cũng là chuyện bình thường. Trong cuộc sống của nhân loại, mỗi ngày có biết bao con người từ giã cõi đời để trở về nơi cát bụi! Phần lớn sự ra đi của họ là phù hợp với quy luật sinh tử của nhân gian. Song cuộc đời đâu chỉ là chuỗi êm đềm và phẳng lặng. Cuộc đời còn đầy đau thương và sóng gió, nên cũng có không ít những cái chết thương tâm. Đứng trước những cái chết bất bình thường, trái tim nhân hậu của các nhà văn không khỏi bùi ngùi thương xót. Dòng lệ trong tim nhà văn chảy xuống ngòi bút thành những trang văn nấc nở nghẹn ngào. Nam Cao cũng vậy. Trong những sáng tác của ông, ta bắt gặp không ít những cái chết đau thương khiến ta nhức nhối. Từ cái chết của một lão già tự treo cổ mình, lưỡi thè ra ngoài (Lang Rận), đến cái chết lênh láng máu của Chí Phèo (Chí Phèo), từ cái chết bội thực sau một bữa no của một bà lão nhịn ăn đã lâu ngày (Một bữa no), đến cái chết vật vã: "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc" của Lão Hạc. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Tại sao họ khốn khổ đến như vậy? Sống không yên mà chết cũng chẳng bình thường! Ta hãy đọc lại đoạn văn Nam Cao mô tả cái chết của lão Hạc: "Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình đến như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu". Đâu phải chỉ có ông giáo và Binh Tư mới hiểu vì sao lão Hạc lại chết đau đớn và bất thình lình như vậy. Chúng ta cũng hiểu. Nhưng tại sao lão Hạc phải tự mình tìm đến cái chết? Phải chăng lão Hạc đã tuyệt vọng với cuộc đời, phải tự mình giải thoát cho mình? Lật giở lại những trang văn của truyện ngắn Lão Hạc, ta càng thấm thía điều đó. Cả đời lão Hạc chưa một lần sung sướng. Cả kiếp người lam lũ, cực nhọc, nghèo khổ, lão cũng chẳng dám kêu ca, phàn nàn, chỉ ngậm ngùi: kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn. Sau cả một chuỗi ngày dài cay đắng và bất hạnh, lão Hạc đã thực sự lâm vào cảnh cùng đường, không còn kế sinh nhai. Cái chết mà lão phải lựa chọn là tất điều tất yếu. Chính cuộc đời và xã hội đã xô đẩy lão tới cái chết. Vì thế cái chết của lão Hạc có ý nghĩa phê phán và phủ nhận xã hội một cách sâu sắc. Một câu hỏi nữa lại đặt ra trong óc người đọc: nhưng tại sao lão Hạc lại phải chết khi trong tay có tới những 30 đồng bạc và ba sào vườn bán được giá? Phải chăng vì lão gàn dở và ngu ngốc? Không! Lão Hạc không ngu ngốc, càng không gàn dở! Cái chết của lão Hạc xuất phát từ lòng tự trọng của một người cha, của một con người, từ trái tim đầy cao thượng, và đức hi sinh của lão. Là một con người sớm từng trải, có suy nghĩ nội tâm sâu xa, hơn ai hết, lão Hạc hiểu rất rõ giá trị của 30 đồng bạc mà mình đã chắt chiu dành dụm kia: ăn mãi hết đi thì đến lúc chết thì lấy gì mà lo liệu? Sống, lão đã không muốn phiền lụy đến mọi người, thì chết lão không thể làm phiền lụy đến họ. Có thể có những suy nghĩ ở người này, người khác: Ôi dào, cần gì phải lo xa, chết hãy hay, hoặc chết là hết, còn biết gì đâu mà cần. Lão Hạc không nghĩ như vậy, lão hiểu rõ cái tình của người Việt Nam: Nghĩa tử là nghĩa tận. Lão biết là dù lão chẳng có đến một xu thì khi lão nằm xuống, bà con chòm xóm vẫn lo liệu cho lão chu đáo. Mà họ nào có giàu có gì, họ cũng nghèo khổ như lão. Lão không thể cho phép mình là gánh nặng cho mọi người. Chao ôi, sự tự trọng và VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí tấm lòng vị tha, cao thượng của một con người, sao mà đẹp thế, xúc động đến thế! Vậy còn ba sào vườn? Đó là tấm lòng, là tình cảm của người vợ quá cố dành cho con. Đó cũng là ước nguyện và tình yêu của lão đối với con. Lão không thể xâm phạm. Lòng tự trọng và đức hi sinh của người cha đã đưa lão đến một quyết định hệ trọng: Chọn cái chết để giữ được mảnh vườn cho con. Tấm lòng ấy của lão đã tác động mạnh mẽ đến nhân vật ông giáo, trở thành một lời hứa thiêng liêng: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào… Lão Hạc vẫn có thể còn một kế sinh nhai khác là theo gót Binh Tư để kiếm ăn". Liệu một người trong sạch và lương thiện như lão Hạc có thể bán linh hồn của mình cho quỷ dữ để có miếng ăn? Là một người có bản tính trong sạch và lương thiện, lại rất tự trọng, lão Hạc hiểu rõ miếng ăn là miếng nhục. Lão thà chết chứ không chịu sống mà tiếng xấu để đời. Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao - Bài tham khảo 4 Lão Hạc chính là hình ảnh đại diện của người nông dân trong bối cảnh nghèo khó tũng quẫn đó. Một người nông dân bị dồn tới đường cùng của sự nghèo khó, chèn ép, cô đơn… VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nhà văn Nam Cao là nhà văn của phong trào hiện thực. Những tác phẩm của nhà văn Nam Cao đều có giá trị nhân văn sâu sắc. Mỗi tác phẩm đều là một bản tuyên ngôn nghệ thuật của tác giả Nam Cao. Qua những tác phẩm của mình tác giả Nam Cao đã thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của mình với thời cuộc, với những mảnh đời nông dân bất hạnh chịu nhiều éo le trong cuộc sống. Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao lấy bối cảnh trong những năm 1945 khi mà nước ta đang lâm vào nạn đói trầm trọng, người nông dân khốn khổ bởi chế độ một cổ hai tròng. Truyện ngắn Lão Hạc được tác giả Nam Cao viết lại qua lời kể của thầy giáo Thứ một nhân vật trong truyện. Thể hiện sự tinh tế của tác giả, đồng thời thể hiện sự công bằng khách quan hơn trong cách kể về nhân vật Lão Hạc. Qua những lời kể mộc mạc, giản dị của tác giả Nam Cao đã khắc họa lên một người nông dân gầy gò khắc khổ, nhưng hiền lành, lương thiện. Ông có tấm lòng yêu thương con bao la vĩ đại, một tình cảm thương con vô bờ bến. Thông qua những lời văn của mình Nam Cao đã tái hiện lại một xã hội Việt Nam với những mảnh đời bất hạnh vì nghèo khổ, túng quẫn, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân hậu của tác giả khi ông đồng cảm với những số phận của người nông dân bần cùng. Cuộc đời Lão Hạc có nhiều bất hạnh, vợ lão mất sớm lão có chỉ có người con trai là người thân duy nhất, là nguồn sống của lão. Nhưng sau khi con trai lão bị người yêu phụ tình vì quá nghèo. Nên nó sinh chán đời xin đi đồn điền cao su làm phu cao su. Con trai lão trước khi ra đi có lời thề nguyền rằng bao giờ có tiền mới về nhà. Nhưng, đồn điền cao su là nơi nổi tiếng vất vả, bóc lột sức lao động của con người. Những người đi đồn điền cao su khi đi thì to khỏe, lực lưỡng, lúc về thì ai cũng gầy gò, bủng beo, bệnh tật. Nhiều người đi nhưng không còn mạng để trở về vì những khắc khổ, ở vùng đó. Trước khi ra đi con trai lão có mang về một con chó. Con trai lão đi rồi lão nuôi con chó và coi nó như là con trai mình. Lão thương nó như tình cảm của người cha dành cho con trai mình lão ăn gì thì nó ăn đó. Lão Hạc thường âu yếm gọi con chó của mình là Cậu Vàng. Lão kể cho nó nghe đủ thứ chuyện vui buồn trong cuộc sống của mình. Nó giống như đứa con nhỏ của lão vậy. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những ngày tháng cô đơn lẻ loi, lão Hạc chỉ có con chó là niềm vui là nguồn tâm sự, là niềm vui của cuộc đời mình. Nhưng trong thời buổi đói kém, khó khăn, đến nuôi thân còn không nổi, lại nuôi thêm con chó, nên lão không còn cách nào khác phải bán con chó của mình đi. Lão Hạc chính là hình ảnh đại diện của người nông dân trong bối cảnh nghèo khó tũng quẫn đó. Một người nông dân bị dồn tới đường cùng của sự nghèo khó, chèn ép, cô đơn… Nhưng dù thế nào lão cũng vẫn giữ được phẩm hạnh, đạo đức làm người của mình, lão nhất định không để cái xấu, cái ác thao túng tâm hồn mình. Lão Hạc có một mảnh vườn là tài sản của vợ lão để lại cho con trai trước khi bà ấy qua đời. Nhưng con trai lão đi mãi không về. Gia đình của Bá Kiến nhiều lần nhăm nhe, tìm cách gạ gẫm lão bán rẻ mảnh vườn cho gia đình lão Bá Kiến nhưng lão Hạc cương quyết không bán. Gạ mua không được gia đình Bá Kiến đang âm mưu cướp không mảnh vườn của lão Hạc. Chúng định dùng thủ đoạn vu oan giá họa cho lão Hạc tôi ăn cắp chưa chấp đồ quốc cấm rồi tống lão vào tù thế là buộc lòng lão Hạc phải gán nợ mảnh vườn cho gia đình Bá Kiến để không phải chịu cảnh tù đày oan ức. Một xã hội mà người xấu, kẻ ác làm chủ xã hội khiến cho những người nông dân nghèo khổ như lão Hạc đã nghèo khổ càng nghèo khổ hơn. Lão Hạc biết âm mưu của Bá Kiến nên ông đã nhanh hơn một bước. Ông mang hết giấy tờ nhà đất, rồi tiền bạc dành dụm được sang nhà anh giáo Thứ gửi ở bên đó, nhờ anh khi nào con trai lão về thì đưa cho con trai lão. Còn tiền lão gửi để chẳng may lão có mệnh hệ nào không sống được thì nhờ anh giáo và bà con làng xóm làm ma chay giúp mình. Lão Hạc là người nông dân lương thiện có tấm lòng thương con vô bờ bến, thà chết chứ nhất định không để mất tài sản danh dụm cho con. Lão chết rồi cũng không muốn làm phiền tới hàng xóm, một người có lòng tự trọng, đến chết vẫn còn tự trọng Cái chết của lão Hạc là một tình tiết nhiều bi kịch nó lấy đi của người đọc rất nhiều nước mắt. Nó chính là hành động tố cáo tội ác của xã hội cũ một cách sâu sắc. Một xã hội thối nát chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của những người nông dân khốn khổ, cơ cực. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.