Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

pdf
Số trang Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya 20 Cỡ tệp Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya 347 KB Lượt tải Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya 0 Lượt đọc Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya 16
Đánh giá Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya 1/ Mở bài: - Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. - Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. 2/ Thân bài: * Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc (Câu 1 và 2) Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa - Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa. - Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ. - Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sáng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,… - Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí * Tâm trạng của nhà thơ (Câu 3 và câu 4) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà - Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”. - Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. - Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác. 3/ Kết bài: - Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). - Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya lớp 7 ngắn gọn Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" “Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp. Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật. Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào. Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình. “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do. Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ. Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu. Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh Khuya - Bài tham khảo 1 "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ viết về trăng hay và đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng núi hoang vu nhưng lại có ánh trăng chiếu rọi, vừa gợi lên sự đơn độc nhưng đồng thời cũng ngập ánh trăng. Lòng người không buồn, không nhớ vì đã có ánh trăng chiếu rọi trong lòng. Nhưng ánh trăng soi sáng có thực sự làm vơi đầy đi những nỗi lo lắng khôn nguôi trong Bác – vị Cha già của dân tộc, cả một đời Bác vì nước vì non vì nỗi nhớ nước nhà mau chóng độc lập. Nét độc đáo của bài thơ không dừng lại ở cảnh sắc thiên nhiên mà còn là lòng yêu nước sâu sắc của Bác. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Hai câu thơ đầu của bài thơ tả cảnh, nhưng cái cảnh sắc đẹp đến mê hồn ấy lại ẩn chứa nỗi nhớ quê nhà khắc khoải mong muốn sớm được thống nhất, được độc lập: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Hai câu thơ đầu của bài thơ, tác giả diễn tả về cảnh về đêm của núi rừng Việt Bắc. Càng về đêm, trăng càng lên cao, càng sáng tỏ, ánh trăng bao phủ khắp mặt đất, tưởng chừng như khắp bầu trời Việt Bắc trong đêm tối bỗng có ánh trăng làm thức tỉnh biết bao nhiêu cảnh vật đẹp đến lạ lùng. Trong đêm thanh vắng, núi rừng yên tĩnh chỉ có tiếng suối chảy văng vẳng đâu đây. Tiếng suối ở đây không phải ào ạt như thác chảy, cũng không róc Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí rách nhưng tiếng nước nhỏ giọt mà ngược lại, đây là tiếng âm thanh rì rầm từ xa vọng đến. Nghe như một bản nhạc ru dương không người đánh mà do chính mẹ thiên nhiên đang hát ru cho những đứa con bé bỏng của mình ngủ yên. Cảm nhận của Bác thật tinh tế và độc đáo, chỉ là tiếng nước chảy mà Bác lặng nghe ra tiếng hát từ xa vọng lại. Tiếng suối trong đêm phá tan đi bầu yên tĩnh, chỉ có tiếng suối và người nghe, êm ả, vang vọng trong đêm sâu lắng. Bác đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy nét vẽ tinh tế để gợi tả được cảnh núi non hùng vĩ nhưng cũng đầy nét mộng mơ giữa núi rừng nơi đây. “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Đến câu thơ tiếp theo, Bác ngắm nhìn lên bầu trời cao, nơi có ánh trăng chiếu rọi và những ngôi sao sáng lấp lánh trong đêm. Phía trên cao nhất là ánh trăng, tầng giữa là những tầng cây cổ thụ và tầng thấp nhất là hoa, là rừng là tất cả những sinh vật trên mặt đất. Ánh trăng bao phủ khắp nơi, ánh trăng xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như đang âu yếm và dang rộng vòng tay che chở và ôm chặt lấy thiên nhiên, hoa cỏ. Ánh trăng lồng vào tán cây, ánh trăng chiếu rọi vào những giọt sương còn lắng đọng trên những chiếc lá, những bông hoa. Dường như trăng đang làm ông hoàng ngự trị khi màn đêm buông xuống. Không còn nóng bức giống như mặt trời, trăng nhẹ nhàng, dịu mát ôm ấp tất cả những điều của cánh rừng Việt Bắc này. Tác giả sử dụng chữ “lồng” như đang muốn nói đến sự chở che, bao bọc của người mẹ thiên nhiên, muốn dang rộng vòng tay, đón lấy những đứa con của mình vào lòng. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trăng luôn làm bạn với Bác trong nhưng đêm khuya thanh tĩnh. Trăng và người như đôi bạn tri kỷ, không lúc nào có thể thiếu nhau. Trăng cùng Bác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng mình. Bác đi đến đâu, trăng cũng luôn soi rọi, chiếu sáng cho người bạn “già” của mình. Với một tâm hồn thi sĩ đang ngây ngất trước những giây phút đắm mình giữa cảnh khuya của chiến khu Việt Bắc. Khác với những trận chiến đấu sinh tử, nơi mà con người ta phải luôn đối mặt với sự sống và cái chết, không ngờ lại có một cảnh đẹp tuyệt mĩ đến vậy. Tâm hồn người nghệ sĩ bỗng hòa quyện với đêm trăng thanh tĩnh, bởi làm sao bác có thể bỏ lỡ được cảnh sắc tuyệt đép nơi trần gian đến vậy. Phải chăng, đêm nay Bác không ngủ là do Bác muốn ngắm cảnh đẹp? Không cuộc đời Bác có phút nào không nghĩ về nhân dân, về đất nước. Cuộc đời Bác là một chặng đường dài không nghỉ. Bởi vậy mà đêm nay Bác không ngủ không phải vì Bác chỉ muốn ngắm trăng mà Bác còn lo cho nước nhà: Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Nước nhà vẫn đang chiến tranh, nhân dân vẫn phải chịu nhiều áp bức, biết bao nhiêu đồng chí của ta phải ngã xuống. Chặng đường giải phóng còn ở phía trước thì làm sao Bác có thể ngủ yên giấc được. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya không sao ngủ được. Đã có biết bao đêm Bác của chúng ta cũng mất ngủ như vậy, Bác luôn trăn trở và canh cánh trong lòng về nước nhà: Một canh, hai canh, lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh Bài thơ Cảnh Khuya là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, bài thơ không chỉ miêu tả nét cảnh sắc hoang vu, nhưng cũng đầy thơ mộng giữa núi rừng Việt Bắc thông qua con mắt đầy tinh tế của Bác. Lấy cảm hứng từ ánh trăng, Bác đã thể hiện một tình yêu thiên nhiên sâu sắc và nỗi nhớ nước nhà vẫn luôn thường trực trong trái tim của Bác. Không một giây một phút nào Bác lại quên đi mục tiêu và sứ mệnh giải phóng dân tộc của toàn đảng, toàn dân. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh - mẫu 2 Thơ đôi khi không cần nhiều từ ngữ, chỉ vài dòng ngắn thôi cũng đủ tạc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai. Đọc bài thơ "Cảnh khuya" của Bác Hồ kính yêu, chỉ vẹn vẻn có bốn dòng thơ bảy chữ nhưng khiến cho dòng cảm xúc trong ta mãi không chịu ngừng suy tư. Bài thơ này được Bác sáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt năm 1947 nhưng ngay từ câu mở đầu bài thơ, người đọc đã ấn tượng mạnh với khung cảnh thiên nhiên được vẽ ra trước mắt bằng một cảm quan hết sức thi sĩ. Điều đầu tiên mà người đọc nhận ra đó là âm thanh của tiếng suối được cảm nhận hết sức tinh tế: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Ngay từ nhan đề bài thơ ta cũng có thể đoán ra được không gian trong bài, đó vào thời gian đã về đêm và có lẽ không gian núi rừng Việt Bắc yên tĩnh đến mức Người cảm nhận tiếng suối chảy xiết nghe du dương, lúc trầm, lúc bổng như là một tiếng hát vẳng xa. Tiếng hát ấy không chỉ vang mà còn trong vắt trong không gian yên tĩnh của núi rừng, cảm giác như ở trong đó chứa đựng mọi thanh tao, thoát tục nhất của cả một vùng núi rừng này. Phép so sánh này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Trãi: "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" (Côn Sơn ca) Nếu Nguyễn Trãi thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai thì Bác cảm nhận nó là tiếng hát vang vọng, tiếng hát bay cao, bay xa, tiếng hát của núi rừng. Chỉ một từ "xa" thôi cũng đủ gợi sự rộng lớn hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc nhưng cũng chính nó mở ra một núi rừng hoang vu, xa vắng tiếng người. Từ âm thanh xa gần của tiếng suối, điểm nhìn chuyển xuống những tán cổ thụ với: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" Điệp từ "lồng" xuất hiện khiến cho người đọc liên tưởng đến sự gắn kết tuyệt đẹp khi trăng trên cao đã "xà" xuống thế gian, lồng bóng mình vào bóng thiên nhiên, vào bóng cổ thụ. Phải chăng nhìn từ tán cổ thụ, trăng treo trên cao như hạ xuống, đậu lên tán, thậm chí đan cài vài tán, bóng trăng cũng vì thế mà lồng vào bóng lá, bóng hoa, tạo nên những bóng đen, bóng trắng như muôn vàn hình hoa trên mặt đất. Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, thật thơ mộng và hình ảnh con người đến lúc này mới lộ diện: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ" Đêm đã khuya vậy mà Bác vẫn còn chưa ngủ, bóng Bác đổ dài theo ánh trăng in xuống lồng vào bóng hoa, bóng trăng, tưởng chừng chính cảnh khuya đang vẽ nên chân dung Bác trong đêm không ngủ. Nhưng Bác không ngủ không phải là để thưởng trăng cũng không phải để nghe "tiếng suối trong như tiếng hát" kia mà là vì Bác có những trăn trở về một sự nghiệp vĩ đại: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Người chưa ngủ vì lo cho nước, lo cho dân, lo cho những chiến sĩ, lo cho cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc. Hình ảnh ấy của Người thật đẹp, thật rạng rỡ, phần nào tưởng còn phát ánh hào quang mạnh hơn cả chính bóng trăng đang vẽ chân dung Người. Sóng Hồng đã từng nói: "Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là trạm khắc theo một cách riêng". Người nghệ sĩ làm thơ đâu chỉ là sự sắp xếp vần và con chữ mà còn bằng cảm xúc của mình vẽ nên hình cho người ta thấy, khắc vào lòng người ta những ấn tượng khó phai. Và có lẽ đó là tất cả những gì mà ta có thể cảm thấy trong bài "Cảnh khuya". Đọc bài thơ, ta không chỉ thấy tâm hồn thi sĩ của Bác mà còn cảm nhận sâu sắc nỗi lòng vì dân vì nước của vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời khắc vào lòng những ấn tượng về một tượng đài có sức sống vĩnh hằng. Tham khảo thêm: Soạn bài lớp 7: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Khuya - Bài tham khảo 3 Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác. Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng. Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: Cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp. Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà. Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.