Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv - Ebook

pdf
Số trang Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv - Ebook 42 Cỡ tệp Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv - Ebook 1,023 KB Lượt tải Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv - Ebook 0 Lượt đọc Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv - Ebook 2
Đánh giá Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv - Ebook
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 42 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

KHOANINH.COM – SƯU TẦM GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỰC TIỄN CỦA HIRAKV PHƯƠNG PHÁP DẠY CON THÀNH TÀI KHOANINH.COM 2006 0 NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing: http://www.khoaninh.com LỜI GIỚI THIỆU Ai làm cha làm mẹ mà không mong muốn giáo dục con cái của mình thành người, giỏi giang và thành đạt. Đó luôn luôn là nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh trong mọi thời đại. Thế nhưng, không phải ai cũng thực hiện được mong ước đó. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là: không phải ai sinh ra cũng đã là một nhà giáo dục. Muốn nuôi dưỡng và phát huy được tài năng của con trẻ một cách đúng đắn, cha mẹ cần phải dành công sức, tâm huyết nuôi dạy con cái và hơn nữa, phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống của các bậc cha mẹ ngày càng trở nên bận rộn, vì thế, thời gian của cha mẹ dành cho con cái ngày một tí đi, điều đó ảnh hưởng không ít đến việc giáo dục con trẻ trong các gia đình hiện đại. Với mong muốn giúp các bậc cha mẹ có thêm những phương pháp giáo dục con trẻ tiến bộ, hiệu quả, Nhà xuất bản Tư pháp trân trọng gửi đến các bậc phụ huynh cuốn sách nhỏ: "Những phương pháp giáo dục hiệu quả trên thế giới". Cuốn sách được chia thành 5 tập giới thiệu về 5 phương pháp giáo dục của các nhà giáo dục có tên tuổi trên thế giới, bao gồm: phương pháp giáo dục toàn năng, phương pháp giáo dục thiên tài, phương pháp giáo dục đặc thù, phương pháp giáo dục thực tiễn... Hy vọng đây sẽ là món quà có ý nghĩa với các bậc cha mẹ và những người làm công tác giáo dục. Và các em học sinh, các em cũng nên đọc cuốn sách này. Bởi vì tốt hơn là tự mình biết và làm những điều nên biết, nên làm mà không đợi cha mẹ, thầy cô chỉ bảo. Hà Nội, tháng 9 năm 2006 Nhà xuất bản Tư pháp Hãy ghé thăm Blog khoaninh.com. Những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc sống, kinh doanh và hơn thế nữa ... Chúng ta cùng chia sẻ 1 Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing: http://www.khoaninh.com MỤC LỤC 1. ĐÔI NÉT VỀ HIRAKV ................................................................................. 3 2. KHÔNG ÁP DỤNG NHỮNG YÊU CẦU, TIÊU CHÍ CỦA NGƯỜI LỚN ... 5 3. ỨNG XỬ VỚI TRẺ NHƯ ĐỐI VỚI MỘT CÁ NHÂN ĐỘC LẬP ................ 7 4. BIẾN HỌC TẬP THÀNH VUI CHƠI............................................................ 8 5. DẠY TRẺ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY ........................................................ 12 6. TÂM TÌNH TRÒ CHUYỆN CÙNG CON CÁI ........................................... 15 7. GIẢM NHẸ GÁNH NẶNG TÂM LÝ CHO CON ....................................... 17 8. TRÁNH ĐỂ TRẺ CHỊU ÁP LỰC VỀ THÀNH TÍCH HỌC TẬP................ 19 9. HỌC TẬP TỪ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐỜI THƯỜNG ............................. 22 10. NGHỆ THUẬT ĐỘNG VIÊN CON CÁI ................................................... 25 11. NGHỆ THUẬT PHÊ BÌNH CON CÁI ...................................................... 28 12. LÀM GÌ SAU KHI CON MẮC LỖI .......................................................... 30 13. ĐỂ CON TRẺ NÓI LÊN CÁCH NGHĨ CỦA BẢN THÂN ....................... 32 14. "BAO BỌC" KHÔNG CÓ LỢI VỚI CON TRẺ......................................... 34 15. CHO PHÉP CON THẤT BẠI .................................................................... 36 16. ĐỪNG ĐỂ CON TRẺ CÓ TƯ TƯỞNG CHỐNG ĐỐI .............................. 38 17. TĂNG CƯỜNG SỨC BỀN BỈ CỦA CON TRẺ ........................................ 41 Hãy ghé thăm Blog khoaninh.com. Những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc sống, kinh doanh và hơn thế nữa ... Chúng ta cùng chia sẻ 2 Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing: http://www.khoaninh.com 1. ĐÔI NÉT VỀ HIRAKV Những năm 80 của thế kỷ XX, kinh tế Nhật Bản đạt được những thành tựu làm cả thế giới kinh ngạc. Cùng với việc nghiên cứu phát triển kinh tế và chính trị, giáo dục trở thành điểm nóng không thể bỏ qua. Rất nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài thừa nhận thành công của kinh tế Nhật Bản trước hết là kết quả của trình độ nâng cao giáo dục và con số cao về tỷ lệ người biết chữ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, người ta đua nhau bàn tới một vấn đề - đó là "đầu tư giáo dục". Người ta cho rằng không nên nói "giáo dục" là một khoản "tiêu dùng", ý nghĩa chính của giáo dục phải là một "sự đầu tư". Tư tưởng này đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều chính sách và quan niệm của các bậc phụ huynh về giáo dục trong một thời gian khá dài. Trong xu thế này, Nhật Bản đã xuất hiện hàng loạt những nhà cải cách giáo dục, trong đó có Hirakv. Là một nhà giáo dục kiệt xuất của Nhật Bản, Giáo sư Hirakv có những cống hiến vô cùng to lớn về lý luận tâm lý và phát triển trí não trẻ nhỏ. Các kiến giải của Hirakv bắt đầu từ quan sát thực tiễn, đề cập đến nhiều vấn đề buộc người ta phải nghĩ lại. Hirakv từng làm Hiệu trưởng phân viện Tiểu học trực thuộc một trường đại học. Vì vậy, ông có nhiều cơ hội tiếp xúc và quan sát thế giới của học sinh tiểu học. Ông cũng dày công nghiên cứu vấn đề môi trường gia đình, môi trường xã hội, những ảnh hưởng từ xã hội hiện đại tác động tới học sinh tiểu học. Chính trong thời gian làm Hiệu trưởng này, ông đã lật lại nhiều vấn đề thiết yếu của giáo dục, chẳng hạn bản chất của giáo dục là gì? Gia đình là mấu chốt thành công của trẻ hay chỉ có tác dụng kích thích, bổ sung?... Về vấn đề phương pháp, Hirakv cho rằng cách tốt nhất là bố mẹ phải trở thành "những nhà thực tiễn". Bố mẹ không chỉ cần hiểu và nắm bắt từng đặc điểm tính cách của con mà còn phải luôn tìm kiếm từ thực tiễn những cách dạy dỗ con cái thích hợp. Dạy dỗ và bồi dưỡng con cái luôn xuất phát từ sự yêu thương của tấm lòng người làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, để việc giáo dục đạt được thành công, bố mẹ còn phải hết sức chú ý tới vấn đề thực tiễn trong giáo dục, tức là những hành động giáo dục thực tiễn, vấn đề nghệ thuật và kỹ năng giáo dục đối với con trẻ. Trong một thời gian, Giáo sư Hirakv từng làm khách mời hằng tuần cho chuyên mục "Vấn đề giáo dục con cái" trên đài truyền hình. Trong chương trình, ông đã có nhiều cuộc trao đổi thú vị và bổ ích với các bậc phụ huynh cũng như các em nhỏ. Thông qua đó, ông đã có thêm nhiều hiểu biết đối với thực trạng mối quan hệ bố mẹ - con cái. Ông đã có dịp tiếp xúc với không ít trường hợp trẻ em bị cô lập ngày trong môi trường giáo dục gia đình hoặc tình trạng các ông bố bà mẹ kém nhận thức "tự bóp nghẹt tài năng" của chính con em mình. Trong các buổi xuất hiện trên chương trình truyền hình này, Giáo sư Hirakv thường chuẩn bị Hãy ghé thăm Blog khoaninh.com. Những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc sống, kinh doanh và hơn thế nữa ... Chúng ta cùng chia sẻ 3 Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing: http://www.khoaninh.com nhiều tài liệu giáo dục, các tài liệu này về sau được tập hợp trong những cuốn sách viết về giáo dục trẻ em rất thành công của ông. Hirakv là một tác giả lớn của Nhật Bản. Các sách của ông luôn biểu hiện một thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị, được nhiều độc giả yêu mến. Các cuốn sách giáo dục học của ông bao quát từ giai đoạn thai nhi cho đến giáo dục tiểu học, từ giáo dục tâm lý đến các hành động giáo dục cụ thể, xứng đáng được coi là "bách khoa thư về giáo dục trẻ em". Trong các sách của ông, đáng chú ý nhất và cũng được bản thân Hirakv nhấn mạnh là vấn đề giáo dục thai nhi. Ông khẳng định thai nhi và cơ thể người mẹ luôn có sự liên hệ mật thiết. Thói quen sinh hoạt, ăn uống, tình trạng sức khoẻ, tâm lý của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mọi mặt của thai nhi. Mọi động thái của thai nhi đều là những tín hiệu thai nhi liên hệ với mẹ và các bà mẹ trong thời kỳ mang thai đều không thể không nhận biết điều này. Giáo sư Hirakv cho rằng "di truyền" có ảnh hưởng rất lớn nhưng không quyết định tất cả. Môi trường giáo dục cùng những ảnh hưởng của giáo dục đến trẻ em còn có ý nghĩa lớn hơn. Được thừa hưởng những phẩm chất tuyệt vời do di truyền nhưng vẫn rất cần đến các biện pháp giáo dục kịp thời và hiệu quả, chỉ với điều kiện này, trẻ em mới đạt được sự phát triển lành mạnh và toàn diện. Người mẹ chính là "người thầy giáo dạy vỡ lòng" và "người hướng đạo" cho con trẻ. Người mẹ không chỉ cần hoàn thành trách nhiệm "sinh thành" mà công việc "dạy dỗ" cũng thuộc về người mẹ trước tiên. Điểm nổi bật của phương pháp giáo dục Hirakv chính là thực tiễn và quần chúng. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều ông bố bà mẹ và những người làm công tác giáo dục rất hưởng ứng và ủng hộ phương pháp giáo dục của Hirakv. Thậm chí, người ta còn có thể thấy phương pháp giáo dục của ông đã có sức lan toả đối với cả một thế hệ cha mẹ ở Nhật Bản. Hãy ghé thăm Blog khoaninh.com. Những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc sống, kinh doanh và hơn thế nữa ... Chúng ta cùng chia sẻ 4 Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing: http://www.khoaninh.com 2. KHÔNG ÁP DỤNG NHỮNG YÊU CẦU, TIÊU CHÍ CỦA NGƯỜI LỚN Nếu đến thăm quan các trường mẫu giáo ở Mỹ hoặc Châu Âu, chúng ta thường bắt gặp trẻ em tham gia một loại hoạt động vẽ tranh. Tham gia hoạt động này, các em được mặc những bộ quần ảo "bảo hộ" tay cầm bút vẽ, chân đứng trên những tấm vải lớn chải trên nền nhà đặt làm giấy vẽ. Điều đặc biệt là các em có thể vung vẩy màu vẽ mà không sợ quần áo dính bẩn (vì đã khoáng trên người bộ quần áo "bảo hộ"!). Ban đầu, Hirakv không hiểu được ý nghĩa của hoạt động này. Về sau, người ta đã giải thích với ông rằng đây là phương pháp "thư giãn" đối với trẻ nhỏ. Về hoạt động vẽ tranh, đối với học sinh năm cuối cấp tiểu học, vẽ được một bức tranh không phải là yêu cầu quá phức tạp, nhưng điều quan trọng hơn là làm cách nào để bọn trẻ luôn say mê và thích thú với vẽ tranh. Khi ngắm tranh của trẻ em, chúng ta thường dùng những tiêu chí của người lớn để đánh giá, bình phẩm. Đây là một sai lầm lớn! Khi trẻ nhỏ vẽ tranh, trẻ dồn tâm sức và hứng thú của mình để kết hợp nhuần nhuyễn trí não và bàn tay điều khiển bút vẽ, bức tranh vẽ ra tuy không nhiều kỹ xảo như người lớn nhưng lại tràn đầy sức sống, tinh lực của con trẻ. Một bức tranh như thế xứng đáng là một bức tranh hoàn hảo. Một hiện tượng khác như sau: các bà mẹ thường cố gắng đốc thúc con cái học hành, chẳng hạn theo kiểu: "Đã năm cuối cấp tiểu học, mỗi ngày con phải học thêm một tiếng, nếu không thì tiến bộ sao được?" hoặc có lúc đem một đứa trẻ khác học giỏi hơn để so sánh với con cái mình... Nguyên nhân của những hiện tượng này là vì bố mẹ thường đặt sẵn trong suy nghĩ bản thân "mô hình lý tưởng về một đứa con ngoan", sau đó mang những suy nghĩ chủ quan này để yêu cầu, đòi hỏi con cái mình thực hiện bằng được. Thế nhung, mỗi đứa trẻ là một "thế giới đầy sống động và cá tính", chúng không thể luôn luôn thực hiện theo các ý nguyện của cha mẹ. Hơn nữa, cũng có trường hợp trẻ im lặng nghe theo những sắp đặt của cha mẹ, nhưng sự thực hiện thụ động này liệu có mang lại hiệu quả đích thức ở mỗi đứa trẻ hay không? Một khi không đạt được hiệu quả thực chất thì điểm đích của giáo dục sẽ không đạt được. Tình hình còn nghiêm trọng hơn khi một số đứa trẻ lẳng lặng đóng cửa phòng của mình, thay vì ngồi học bài, chúng lén lút đọc những trang truyện tranh mình yêu thích. Tất cả những hiện tượng trên, muốn thay đổi, chúng ta phải có một số liệu pháp điều chỉnh mang tính chất tâm lý. Trước hết, bố mẹ hãy vứt bỏ những đòi hỏi hay mức yêu cầu quá cao đối với con cái mình. Hãy nhìn thực tiễn năng lực, cá tính của con cái để đưa ra các mục tiêu phù hợp và khả thi. Nếu như yêu cầu trẻ có một tiếng đồng hồ tập trung bài học nhưng thực sự trẻ không thực hiện được, bạn hãy yêu cầu trẻ dành 10 đến 15 phút tập trung thay vì một tiếng đồng hồ ngồi bên bàn học nhưng chẳng bài vở nào được giải quyết chu đáo. Việc này Hãy ghé thăm Blog khoaninh.com. Những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc sống, kinh doanh và hơn thế nữa ... Chúng ta cùng chia sẻ 5 Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing: http://www.khoaninh.com rất thực tiễn ngay cả đối với người lớn. Nhận một công việc đòi hỏi quá sức, chúng ta thường dễ sa vào tình trạng nhụt chí, ngại làm, cho dù miễn cưỡng làm thì chưa chắc đã đạt được kết quả. Nếu như mục tiêu hợp lý, năng lực phù hợp thì chúng ta chắc chắn sẽ cố gắng hoàn thành và sẽ hoàn thành xuất sắc công việc. Tâm lý dễ chán nản của đứa trẻ cũng gần như vậy. Ban đầu, người lớn yêu cầu trẻ tập trung học bài trong 10 hoặc 15 phút. Khi trẻ thực hiện tốt, chúng ta hãy biểu dương tinh thần phấn đấu của trẻ. Rèn luyện với tinh thần như vậy, mục tiêu thời gian tập trung được dần dần kéo dài hơn (đến 30 phút, 60 phút), chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ thành công mà trẻ thành tâm tự nguyện đối với công việc mà mục tiêu cần thực hiện. Hãy ghé thăm Blog khoaninh.com. Những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc sống, kinh doanh và hơn thế nữa ... Chúng ta cùng chia sẻ 6 Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing: http://www.khoaninh.com 3. ỨNG XỬ VỚI TRẺ NHƯ ĐỐI VỚI MỘT CÁ NHÂN ĐỘC LẬP Một học giả Mỹ trong tiến trình điều tra nghiên cứu về mối quan hệ mẹ con đã phát hiện ra rằng: sự khác biệt lớn nhất về quan hệ mẹ - con giữa các bà mẹ ở Mỹ và ở Nhật Bản là các bà mẹ Nhật Bản rất ít trò chuyện với con cái, trong khi các bà mẹ Mỹ thường xuyên thực hiện việc này. Kết quả phân tích của học giả này cũng cho biết, các bà mẹ Nhật Bản thường coi con cái là một phần của bản thân mình, thậm chí giống như là một phần của cơ thể mình, và đó là lý do khiến họ cảm thấy không cần dùng nhiều lời nói để diễn tả tình cảm hoặc tâm tình, trò chuyện với con cái. Các bà mẹ Nhật Bản có xu hướng biểu hiện tình cảm với con cái bằng sự vỗ về, ôm ấp, bế ẵm. Tình cảm mẹ còn được hình thành như một thứ "tâm truyền" và cách giáo dục con trẻ cũng thực hiện theo con đường này. Hoàn toàn trái ngược với Nhật Bản, các bà mẹ ở Mỹ luôn cư xử với con cái như những người đã trưởng thành. Họ thường nói chuyện, thương lượng, bàn bạc với con cái, tất nhiên cũng có lúc đi đến cực đoan ở điểm con trẻ không phải luôn hiểu được mọi câu chuyện. Một bên, các bà mẹ thừa nhận con cái là một phần máu thịt cơ thể của bản thân; một bên, các bà mẹ nhìn nhận con cái là những thành viên độc lập - trong hai cách ứng xử này, phía nào đem lại cho con cái tâm lý tự tin, tự chủ trong cuộc sống? Điều này đã rõ ràng. Tuy nhiên, từ một góc độ nào đó, thói quen ứng xử của các bà mẹ Nhật Bản không phải hoàn toàn vô nghĩa. Ở nước Mỹ, khi phát hiện một học sinh đem chất ma tuý theo người, người ta lập tức báo cho cảnh sát và buộc học sinh phải chịu trách nhiệm như một cá nhân độc lập. Nếu việc này xảy ra ở Nhật Bản, thông thường nhà trường sẽ báo với gia đình học sinh trước khi đưa sự việc đến đồn cảnh sát. Trong những trường hợp như vậy, trách nhiệm sẽ thuộc cả về gia đình của học sinh đã phạm tội. Dù sao, cách giáo dục của Mỹ và nhiều nước châu Âu rất đáng kể chúng ta học tập - đó là hãy nhìn nhận bọn trẻ như những cá thể độc lập. Nếu như biết rằng trong các gia đình người Nga, điều đầu tiên bố mẹ cần ghi nhớ là nói "không" với con cái, chúng ta sẽ nhận ra bố mẹ Nhật Bản vẫn còn quá nuông chiều con cái của mình. Câu đầu tiên của các bà mẹ Nhật Bản với con cái vẫn thường là "mẹ của con dây...!". Hãy ghé thăm Blog khoaninh.com. Những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc sống, kinh doanh và hơn thế nữa ... Chúng ta cùng chia sẻ 7 Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing: http://www.khoaninh.com 4. BIẾN HỌC TẬP THÀNH VUI CHƠI Người Nhật Bản hình như rất không thích chuyện "vui chơi". Trong tiếng Nhật, từ chỉ "người vui chơi" cũng có nghĩa là bị người khác ghét bỏ, còn "vui chơi" trở thành từ trái nghĩa với "làm việc" hoặc "thành thật". Đối với Nhật Bản, "vui chơi" bị coi là một sự không mấy tốt đẹp. Trên thực tế, "vui chơi" cũng có một phương diện tiêu cực, đó là chỉ những việc tiêu phí thời gian vô ích vào những chuyện không đâu, nhàn nhã hưởng lạc, xa hoa phù phiếm. Thế nhưng, Giáo sư Hirakv đã phát hiện ra một đặc điểm vô cùng lý thú về "vui chơi" - đó là chỉ trong vui chơi và chỉ con người mới có khả năng tìm được niềm vui cũng như hứng tú từ vui chơi. Khi vui chơi, con người ta không bị câu thúc bởi các lễ nghi hoặc chịu tác động bởi những thói quen tập quán, vì thế người ta đạt được tinh thần vô cùng tự do. Vui chơi tuy chưa thể gọi là một hành vi nhiều tính sáng tạo nhưng lại mang tính thể nghiệm lớn. Đôố với con trẻ, thậm chí có thể nói rằng, chính vui chơi là môi trường đem lại nhiều sự học hành hơn cả. Người lớn vẫn tin chắc rằng hoàn toàn hợp lý khi phân biệt rõ ràng giữa "vui chơi" và "học hành", thế nhưng, điều này hoàn toàn ngược lại đối với con trẻ. Ở nước Mỹ, có một chương trình truyền hình dạy chữ cho trẻ em. Phương pháp của chương trình này khá đặc biệt, đó là lợi dụng nguyên lý của "quảng cáo". Họ phát hiện thấy rằng, trẻ em rất thích quảng cáo và chịu nhiều tác động bởi quảng cáo. Trẻ em có thể dễ dàng ghi nhớ những bài hát và từ ngữ có trong quảng cáo và rất nhanh chóng sử dụng được những từ ngữ này. Với phương châm độc đáo, chương trình truyền hình này đã rất thành công. Trẻ em không chỉ vui chơi với trò chơi mà con nhanh chóng tiếp thu việc học hành với tinh thần thoải mái và đầy hứng thú. Muốn phát huy trí lực của trẻ, đầu tiên phải làm cho trẻ cảm thấy hứng thú và yêu thích, trên cơ sở đó mới giúp đỡ trẻ thực hiện công việc hoặc tiếp thu tri thức một cách thoải mái và vui vẻ. Từ khi quan điểm này xuất hiện trong giáo dục học, người ta đã bàn bạc và đưa ra nhiều kết luận khác nhau. Một nhà tâm lý học người Mỹ đã dạy trẻ em học chữ cái và những từ đơn giản thông qua trò chơi "nhảy lò cò". Ông viết chữ cái trên mặt đất, dạy các em vừa nhảy lò cò vừa đọc các chữ cái và các từ đơn giản trong tiếng Anh. Cách làm của ông đã thu được thành công. Vận dụng phương pháp này, Giáo sư Hirakv thực hiện dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ thông qua trò chơi "diễn kịch". Ông cho thiế kế một số đạo cụ, dạy các em nhỏ thay phiên đóng vai các nhân vật, các em nhỏ được hướng dẫn làm nhiều động tác và tư thế khác nhau, tất cả tên của đạo cụ, tên của các động tác, tư thế cũng như lời thoại của nhân vật đều được sử dụng bằng tiếng Anh. Thông qua trò chơi này, các em nhỏ đã tiếp thu tiếng Anh một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trẻ hoạt động trong vui chơi, từ một góc độ khác nữa, điều này cũng cho thấy trẻ được biểu hiện và phát huy cao độ tính chủ động của mình. Giáo sư Hãy ghé thăm Blog khoaninh.com. Những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc sống, kinh doanh và hơn thế nữa ... Chúng ta cùng chia sẻ 8 Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing: http://www.khoaninh.com Hirakv cho rằng khi vui chơi, trẻ sẽ chủ động hoạt động, mà đối với học tập, "chủ động" là yếu tố vô cùng thiết yếu. Trẻ chỉ thực sự học được kiến thức nào đó khi có đầ đủ ý thức chủ động này. Một số nhà tâm lý học chủ trương áp dụng hình thức "thưởng phạt" trong giáo dục - khi thành công sẽ có thưởng, khi làm hỏng sẽ chịu phạt. Họ khẳng định "thưởng phạt" là những động cơ thúc đẩy trẻ học tập. Tuy nhiên, thưởng phạt chỉ mang tính chất của những động cơ ngoại lực. Động cơ nội lực chỉ hình thành khi trẻ thật sự yêu thích, ham muốn được học tập, chủ động học tập - khi ấy, trẻ đạt được sự học tập theo đúng ý nghĩa chân chính của công việc này. Theo Giáo sư Hirakv, phương thuốc hiệu nghiệm nhất chữa bệnh "chán học" của bọn trẻ là hãy biến học tập thành những trò chơi. Nhiều bà mẹ thường than thở rằng con cái mình bây giờ chỉ thích máy tính, chẳng lúc nào thấy bọn trẻ thích học hành. Tuy nhiên, chúng ta hãy dừng lại đây để suy nghĩ xem vì sao bọn trẻ ham thích máy tính điện tử đến thế? Câu trả lời duy nhất là "bởi vì máy tính điện tử rất hấp dẫn và thú vị". Như thế, nếu nhìn lại chuyện "chán học" thì bọn trẻ chán học cũng chỉ vì "học hành không hấp dẫn và thú vị". Ngày trước, từng có một hình phạt rất nặng nề, đó là bắt người phạm tôi phải bê một hòn đá từ chỗ này sang chỗ kia, sau đó lại bê hòn đá trở về chỗ cũ và cứ tiếp tục bê qua, bê lại như vậy. Mặc dù đây là một công việc đơn giản nhưng sự nặng nề của hình phạt ở chỗ "công việc rất nhàm chán và đơn điệu". Trên thực tế, không ít phạm nhân chịu đựng hình phạt này sau mấy năm thì phát điên và tự sát. Dẫn câu chuyện này ra đây để chúng ta nhìn nhận xác đáng hơn một thực tế, con người nếu bị ép buộc làm những việc không có hứng thú thì tình cảnh thật tồi tệ. Những đứa trẻ "chán học" thường cảm thấy việc học như một cực hình, mỗi khi ngồi vào bàn học như là một lần chịu phạt. Với tâm lý như thế liệu pháp tốt nhất chỉ có thể là giúp đỡ con trẻ cảm thấy học tập là vui chơi, học tập giống như một trò chơi mà trẻ yêu thích nhất. Muốn biến "học hành" thành "vui chơi" tức là phải vứt bỏ những thành kiến trước đó của trẻ đối với việc học. Điều trở ngại là trong bản chất của học tập cần nhờ vào nỗ lực để đạt mục tiêu thì vui chơi hoàn toàn ngược lại, thậm chí chỉ như một công việc vô ích. Thế nhưng, đôố với rèn luyện trí não trẻ em, sự kết hợp giữa vui chơi và học tập là cần thiết. Chúng ta hãy giúp trẻ "vứt bỏ những vất vả nặng nhọc của việc học, thay bằng niềm vui và hứng khởi của sự vui chơi". Giáo sư Hirakv từng tiếp xúc với trường hợp sau: một em bé còn rất nhỏ nhưng có thể biết được hầu hết các loại xe hơi khác nhau và tất nhiên, những điều này không phải do bố mẹ em bé ép học. Nguyên nhân là em bé thường được bố mẹ cho đi chơi xa. Mỗi lần đi xa, ngồi trong ô tô, em bé thường nhấp nhỏm không yên vì chẳng có việc gì làm. Sau đó, mẹ em bé bày cho em bé cùng chơi trò "đoán" các nhãn mác xe và màu sắc của các loại xe đi trên đuờng. Chính trò chơi này đã giúp em bé thuộc làu các nhãn mác xe một cách hoàn toàn tự nhiên. Hãy ghé thăm Blog khoaninh.com. Những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc sống, kinh doanh và hơn thế nữa ... Chúng ta cùng chia sẻ 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.