Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giải nhanh áp dụng cho các bài tập hóa học chương sắt

pdf
Số trang Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giải nhanh áp dụng cho các bài tập hóa học chương sắt 17 Cỡ tệp Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giải nhanh áp dụng cho các bài tập hóa học chương sắt 362 KB Lượt tải Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giải nhanh áp dụng cho các bài tập hóa học chương sắt 0 Lượt đọc Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giải nhanh áp dụng cho các bài tập hóa học chương sắt 2
Đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giải nhanh áp dụng cho các bài tập hóa học chương sắt
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 17 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT GIA LÂM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM GIẢI NHANH ÁP DỤNG CHO CÁC BÀI TẬP HÓA HỌC CHƯƠNG SẮT Môn : Hóa học Người viết: Chu Thị Minh. Chức vụ : Tổ trưởng tổ Hóa - Sinh- Công nghệ. Năm học 2011-2012 KINH NGHIỆM GIẢI NHANH ÁP DỤNG CHO CÁC BÀI TẬP HÓA HỌC CHƯƠNG SẮT A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học của nghành giáo dục là một công việc có tính chất thời sự và thường xuyên. Để có kết quả ngày càng cao chất lượng dạy học và giáo dục là việc làm suốt đời của thầy cô giáo. Để làm được công việc to lớn và khó khăn này giáo viên phải đi sâu nghiên cứu những vấn đề về nội dung - kiến thức khoa học cơ bản, những phương pháp, những hình thức tổ chức dạy học, kĩ năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo cho học sinh Ở trường THPT, môn Hoá là một trong những môn học cơ bản trong giảng dạy hoá học, bài tập hoá học là một phương tiện rất cần thiết giúp học sinh nắm vững nhớ lâu các kiến thức cơ bản, mở rộng và đào sâu những nội dung đã được trang bị. Nhờ đó học sinh được hoàn thiện kiến thức đồng thời phát triển trí thông minh , sáng tạo, rèn luyện được tính kiên nhẫn, những kĩ năng, kĩ xảo, năng lực nhận thức và tư duy phát triển hơn. Thông qua bài tập Hoá học giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó phân loại học sinh và có kế hoạch sát với đối tượng. Từ năm học 2006- 2007 Bộ Giáo dục và đào tạo đã chuyển đổi hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Hình thức này đòi hỏi trong một thời gian ngắn học sinh phải giải nhiều bài tập với nhiều dạng khác nhau huy động nhiều đơn vị kiến thức cả về chiều rộng và bề sâu cũng như các kĩ năng giải toán. Chính vì vậy giáo viên cần phải trang bị cho học sinh về mặt kiến thức cũng như phương pháp và kĩ thuật giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hoá học. - Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh lớp 12 của trường sở tại: Kiến thức cơ bản chưa chắc chắn, tư duy hạn chế .Đặc biệt đối với bài tập về sắt và các hợp chất của sắt học sinh khi làm bài thường hay mắc nhiều lỗi sai về cả kiến thức và phương pháp Để giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và hoàn thành tốt được các bài tập theo phương pháp trắc nghiệm khách quan. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm giải nhanh áp dụng cho các bài tập chương sắt “ II. THỰC TRẠNG Ở cấp THCS học sinh đã được trang bị phương pháp giải toán hoá học cơ bản, đó là: Phương pháp tính theo công thức hoá học và phương pháp tính theo phương trình hoá học, phương pháp trung bình ... ở cấp THPT đơn vị kiến thức rộng hơn nhiều dạng bài tập hơn dẫn tới học sinh thương lúng túng không biết lựa chọn phương pháp nào để giải. Từ thực trạng trên và qua quá trình học chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, qua học hỏi đồng nghiệp và qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng tôi đã sử dụng một số phương pháp giải nhanh bài tập hóa học trắc nghiệm . Mặt khác các bài tập ở chương sắt có nhiều dạng bài , kiến thức phong phú vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi thường phân loại các dạng bài tập và trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh giải nhanh các bài tập trắc nghiệm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG GẶP Ở CÁC BÀI TẬP VỀ SẮT * Trước hết tôi yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức lý thuyết về các phản ứng hoá học, về tính chất của các chất ứng với từng nội dung trong các bài học. Nắm vững phương pháp tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học là phương pháp cơ bản nhất và quan trọng nhất trong việc hình thành kỹ năng giải toán hoá học của học sinh. Tiếp đó tôi trang bị cho học sinh một hệ thống nội dung các phương pháp giải nhanh , các thí dụ minh hoạ và các thí dụ áp dụng. 1. Phương pháp bảo toàn nguyên tố: a . Nội dung phương pháp: - Nội dung: "Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố trước phản ứng hoá học bằng tổng số mol nguyên tử nguyên tố đó sau phản ứng hoá học". - Tổng quát: "Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố trước thí nghiệm bằng tổng số mol nguyên tử nguyên tố đó sau thí nghiệm", nghĩa là nguyên tố hoá học được bảo toàn. b. Cơ sở phương pháp: - Vì phản ứng hoá học chỉ làm thay đổi trật tự và cách thức liên kết giữa các nguyên tử mà không làm mất đi nguyên tố hoá học nên nguyên tố hoá học được bảo toàn. c. Các điểm lưu ý khi áp dụng: - Phương pháp bảo toàn nguyên tố có thể áp dụng khi giải toán hoá học vô cơ cũng như khi giải toán hoá học hữu cơ. - Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định đúng thành phần nguyên tố trước và sau phản ứng hoá học. d. Thí dụ minh hoạ phương pháp: Cho khí CO đi qua 0,2 mol Fe2O 3 nóng đỏ một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn A (gồm a mol Fe2O3 , b mol Fe3O4 , c mol FeO và d mol Fe) và hỗn hợp khí B (gồm CO và CO 2). Xác định mối liên hệ giữa a, b, c, d. Hướng dẫn: áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có: Tổng số mol Fe sau phản ứng bằng tổng số mol Fe trước phản ứng hay 2a + 3b + c + d = 0,2 . 2 = 0,4 . e. Các thí dụ áp dụng: Thí dụ 1: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 8(g) Fe2O3 nung nóng, một thời gian sau thu được hỗn hợp chất rắn X (gồm Fe , FeO và Fe3O4) và hỗn hợp khí B. Hoà tan X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được dung dịch Y và khí SO2. Lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là (cho Fe = 56, S = 32, O = 16). A. 16 (g) B. 20 (g) C. 18 (g) D. 24 (g) Hướng dẫn: Muối khan thu được là Fe2(SO 4)3 . áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có: Số mol Fe trong Fe2O 3 bằng số mol Fe trong Fe2(SO 4)3 .  Số mol Fe2(SO4)3 = số mol Fe2O3 = 8 = 0,05 (mol). 160  Khối lượng Fe2(SO 4)3 = 0,05 . 400 = 20 (g). Đáp án B . Thí dụ 2: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là (cho Fe = 56 , Cu = 64 , S = 32) : A. 0,075 B. 0,12 C. 0,06 D. 0,04 Hướng dẫn: Yêu cầu học sinh phải viết được công thức của sản phẩm, hiểu được bản chất của phản ứng là phản ứng oxi hoá - khử: Các nguyên tố Fe, Cu, S sẽ bị HNO3 oxi hoá lên số oxi hoá cao nhất. Vậy công thức của hai muối sunfat là Fe2(SO4)3 và CuSO4 . Ta có sơ đồ hợp thức: 2FeS2  Fe2(SO4)3 0,12 (mol) 0,06 (mol) Cu2S  2CuS a (mol) 2a (mol) + Tổng số mol S trước phản ứng: 0,12 . 2 + a = (0,24 + a) mol + Tổng số mol S sau phản ứng: 0,06 . 3 + 2a = (0,18 + 2a) mol áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có: 0,24 + a = 0,18 + 2a  a = 0,06 (mol)  Đáp án C.  Thí dụ 3. Hòa tan hoàn toàn 14,4g một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lit khí SO2 (đktc) và 40g muối. Xác định CTPT của oxit kim loại. A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Không xác định được Hướng dẫn: Yêu cầu học sinh phải viết được công thức của sản phẩm, hiểu được bản chất của phản ứng là phản ứng oxi hoá - khử: Công thức của hai muối sunfat là Fe2(SO 4)3 Ta có nmuối = 40 /400= 0,1  nFe trong muối = 0,2 = nFe trong oxit  no trong oxit = ( 14,4-0,2.56) : 16 = 0,2 Vậy nFe : nO = 0,2 : 0,2 = 1 . Công thức oxit là FeO Thí dụ 4. Cho 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O 4, Fe2O 3 tác dụng vừa hết với 260 ml HCl 1M thu được dung dịch X. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Tính m A. 8g B. 12 g C. 16 g D. 24 g Hướng dẫn: Yêu cầu học sinh phải viết được công thức của chất rắn , hiểu được bản chất của phản ứng là trao đổi .Công thức của chất rắn là Fe2O3 Khi các oxit kim loại tác dụng axit thường luôn có 2H+ + O 2-  H2O vì vậy nHCl = 0,26 thì no =0,13  nFetrong oxit =( 7,68-0,13.16) : 56=0,1. Áp dụng định luật bảo toàn với Fe có nFe2O3= 0,05 nên khối lượng 8gam . Đáp án A Thí dụ 5. Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO 4 9,8% ( lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO 4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Xác định b ? A. 370 B. 220 C. 500 D. 420 Hướng dẫn: Học sinh hiểu được khi hỗn hợp tác dụng H2SO 4 loãng tạo hỗn hợp hai muối , còn khi tác dụng H2SO4 đặc chỉ tạo một muối nhưng số mol nguyên tử sắt trong hỗn hợp Fe và oxit cũng như trong muối không đổi Gọi nFeSO4 = x và nFe2(SO4)3 = y áp dụng ĐLBT nguyên tố với sắt có x +2y = 58: 400=0,145 152 x+ 400 y = 51,76 . Giải hệ PT có x= 0,13 y = 0,08 Áp dụng ĐLBT với nhóm SO4 2- có n H2SO4= 0,13+ 0,08;3=0,37 Vậy m dd H2SO 4 =( 0,37. 98 .100) : 9,8 = 370 gam . Đáp án A 2. Phương pháp bảo toàn khối lượng: a. Nội dung phương pháp: - Nội dung: "Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng hoá học bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm". - Tổng quát: "Tổng khối lượng của các chất trước thí nghiệm bằng tổng khối lượng của các chất sau thí nghiệm". b. Cơ sở của phương pháp: - Vì có sự bảo toàn nguyên tố hoá học nên dẫn đến sự bảo toàn khối lượng các chất trong một phản ứng hoá học cũng như trong một thí nghiệm. c. Các điểm lưu ý khi áp dụng: - Định luật bảo toàn khối lượng có thể áp dụng khi giải toán hoá học vô cơ cũng như khi giải toán hoá học hữu cơ. - Cần tìm ra mối tương quan giữa các hệ số tỉ lượng trong phương trình hoá học. d. Thí dụ minh hoạ phương pháp: Thí dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 23,2 (g) một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) thu được 1,12 lít khí SO2 (ở đktc) và 60 (g) muối. Xác định công thức phân tử của oxit. Hướng dẫn: + Gọi công thức của oxit là: MxOy + Số mol SO2 = 1,12 = 0,05 (mol) 22,4 + Gọi hoá trị cao nhất của M là n . Ta có sơ đồ phản ứng: MxOy + H2SO4  M2(SO 4)n + SO2 + H 2O (1) Đặt số mol H2SO4 là t mol cũng chính số mol của H2O Áp dụng ĐLBTKL có 23,2 + 98t = 60 + 0,05 .64 + 18t  t = 0,5  số mol SO42- trong muối 0,5-0,05 = 0,45 khối lượng kim loại trong muối =60-0,45.96=16,8 Theo công thức số mol kim loại trong muối là 0,9/n M KL = 16,8: ( 0,9/n)=56n/3. đúng với n=3 là Fe nFe : nO = 0,3: 0,4 =3:4  Công thức của oxit là: Fe3O4 Thí dụ 2: Cho 2,81 (g) hỗn hợp A gồm 3 oxít Fe2O3 , MgO , ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối khan thu được là (cho Fe = 56 , Mg = 24 , Zn = 65 , O = 16 , H = 1 , S = 32). A. 3,81 (g) B. 4,81 (g) C. 5,21 (g) D. 4,80 (g) Hướng dẫn: Sơ đồ phản ứng: Oxit + Axit  Muối + Nước (1) Theo định luật bảo toàn nguyên tố ta có: Số mol H trong H 2SO4 bằng số mol H trong H 2O sinh ra. Nên suy ra: Số mol H2O = số mol H2SO 4 = 0,3 . 0,1 = 0,03 (mol). áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ (1) Ta có: 2,81 + 0,03 . 98 = a + 0,03 . 18 (1) (Với a là khối lượng muối khan). Từ (1) ta có: a = 5,21 (g) Đáp án C . Thí dụ 3: Hoà tan hết m (g) hỗn hợp A gồm FeO , Fe2O3 và Fe3O 4 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí NO 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 (g) muối khan. Giá trị của m là:(cho Fe=56, N=14, O=16, H=1) A. 46,4 B. 35,7 C. 15,8 D. 77,7 Hướng dẫn: Muối thu được là Fe(NO3)3  - Số mol Fe(NO3)3 = - Số mol NO2 = 145,2 = 0,6 (mol) 242 4,48 = 0,2 (mol) 22,4 Sơ đồ phản ứng: A + HNO 3 = Fe(NO3)3 + NO2 + H 2O (1) áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có: - Tổng số mol N trước phản ứng bằng tổng số mol N sau phản ứng  Số mol HNO 3 phản ứng: 0,6 . 3 + 0,2 = 2 (mol) - Số mol H2O sinh ra = 1 số mol HNO 3 phản ứng = 1 (mol) 2 áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ (1) Ta có: m + 63 . 2 = 145,2 + 0,2 . 46 + 18 . 1  m = 46,4 (g)  Đáp án A . Thí dụ 4 . Hoà tan 10,14 gam hợp kim Cu , Mg , Al bằng một lượng vừa đủ dd HCl thu được 7,84 lít khí A (đktc) và 1,54 gam chất rắn B và dd C. Cô cạn dd C thu được m gam muối , m có giá trị là . A. 33,45g B. 33,25g C. 32,99g D. 35,58g Hướng dẫn : Học sinh biết chất rắn C chính là Cu , dung dịch C chứa hai muối MgCl2 và AlCl3 vì vậy có thể tìm khối lượng chất rắn trong C theo hai cách Theo định luật bảo toàn khối lượng : Cách 1: m = m (Al+Mg) + m Cl= ( 10,14 – 1,54) + 0,7. 35,5 = 6,6 + 24,85 = 33,45 (g) Chọn A Cách 2: Có nHCl = 2 nH2=0,7 m= m( Cu +Mg+Al) + nHCl - mchất rắn –mH2 = 10,14+ 0,7.36,5-1,54- 0,35.2=33,45(gam ) Chọn A 3. Phương pháp bảo toàn electron : a. Nội dung phương pháp: - Nội dung: "Trong phản ứng oxi hoá - khử, tổng số mol electron mà chất khử nhường phải bằng tổng số mol electron mà chất oxi hoá nhận". - Tổng quát: "Trong một quá trình hoá học, tổng số mol electron mà hệ các chất khử nhường phải bằng tổng số mol electron mà hệ các chất oxi hoá nhận". b. Cơ sở của phương pháp: - Định luật bảo toàn electron là một trường hợp riêng của định luật bảo toàn điện tích. c. Các điểm lưu ý khi áp dụng: - Áp dụng khi giải các bài toán hoá học vô cơ về phản ứng oxi hoá - khử. - Nắm vững tính chất của các chất, kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử để từ đó: + Xác định được chất oxi hoá và chất khử: Dựa vào số oxi hoá của nguyên tố ở trạng thái đầu và trạng thái cuối cùng mà không cần quan tâm tới các số oxi hoá trung gian theo nguyên tắc: Chất khử: Số oxi hoá của nguyên tố tăng. Chất oxi hoá: Số oxi hoá của nguyên tố giảm. + Viết được công thức của các sản phẩm oxi hoá, sản phẩm khử để viết được các quá trình oxi hoá, quá trình khử. Từ đó viết được các biểu thức tổng số mol electron nhường, tổng số mol electron nhận. Ví dụ: Khi cho FeO, Fe(OH)2 phản ứng với axit HNO3 thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Ta có thể viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử như sau: * Quá trình oxi hoá : Fe+2  Fe+3 + e Hoặc viết: FeO + 2H +  Fe3+ + H2O + e Fe(OH)2 + 2H+  Fe3+ + 2H2O + e * Quá trình khử: N+5 + 3e  N +2 Hoặc viết: NO3- + 3e + 4H +  NO + 2H2O - Áp dụng định luật bảo toàn electron: Tổng số mol electron nhường bằng tổng số mol electron nhận. Thí dụ 1: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 13,44(g) hỗn hợp X gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hoà tan hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,896 (l) NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là (cho Fe = 56, C = 12, O = 16, N = 14, H = 1). A. 14,4 B. 14,2 C. 14,6 D. 14,8 Hướng dẫn: Gọi số mol CO phản ứng bằng x (mol) Số mol NO = 0,896 = 0,04 (mol) 22,4 Sơ đồ phản ứng: 3 2 4 o t X (Fe2O 3 dư, Fe3O4 , FeO , Fe) + CO 2 Fe2 O3 + CO  5 X + HNO 3 3  Fe (NO 3)3 2 + NO + H 2O (1) (2) - Từ quá trình (1) và (2) ta thấy: + Số oxi hoá của Fe, O, H ở trạng thái đầu và trạng thái cuối là như nhau. Nên xem như Fe+3, O-2 và H+1 không tham gia nhường và nhận electron. + Số oxi hoá của C tăng từ +2 lên +4 . Vậy C+2 là chất khử. + Số oxi hoá của N giảm từ +5 xuống +2. Vậy N+5 là chất oxi hoá. - Ta có các quá trình oxi hoá, quá trình khử: 2 4 + Quá trình oxi hoá: C  C + 2 e x(mol) 2x(mol)  Số mol electron nhường = 2x (mol) . 5 (3) 2 + Quá trình khử: N + 3 e  N (4) 3.0,04(mol) 0,04(mol) * Số mol electron nhận = 3.0,04 = 0,12 (mol). áp dụng định luật bảo toàn electron ta được: 2x = 0,12  x = 0,06 (mol). Theo (1), số mol CO 2 = số mol CO phản ứng = 0,06 (mol). áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho quá trình (1) ta được: m + 0,06 . 28 = 13,44 + 0,06 . 44 Hay: m = 14,4 (g)  Đáp án A Thí dụ 2: Cho 11,6(g) hỗn hợp X (gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3) tác dụng hết với dung dịch HNO 3 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được dung dịch A và V(l) khí NO2(đktc). Mặt khác nếu khử hoàn toàn X bằng khí CO dư thì sau phản ứng thu được 9,52 (g) Fe. Tính V: Hướng dẫn: + Số mol Fe thu được khi khử X là: 9,52 = 0,17 (mol) 56 + Tổng khối lượng O trong 11,6(g) X bằng: mO = 11,6 - 9,52 = 2,08(g) 2,08 = 0,13 (mol) 16 V + Số mol NO2 = (mol) 24,4  Số mol O = * Ta xem như hỗn hợp X được tạo thành do phản ứng của 0,17(mol) Fe và 0,13  0,065( mol)O 2 . Khi ấy ta có sơ đồ phản ứng: 2 O2 HNO 3 Fe    X   Fe(NO 3)3 + NO 2 + H2O (1) Từ sơ đồ (1) ta có: o 3 - Quá trình oxi hoá: Fe  Fe + 3e 0,17(mol) 3.0,17(mol) Từ (2) ta có tổng số mol electron nhường = 3.0,17 = 0,51 (mol) (2) 2 o - Quá trình khử: O + 2e 0,13(mol) 0,13.2(mol) 5 4 N + e  V (mol) 22,4 (3)  O N (4) V (mol) 22,4 Từ (3) và (4) ta có: Tổng số mol electron nhận = 0,13 . 2 + V 22,4 áp dụng định luật bảo toàn electron ta được: 0,13 . 2 + V = 0,51 22,4  V = 5,6 (l) Thí dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 4,55 (g) hỗn hợp X gồm Mg, Al , Fe bằng dung dịch HCl dư thu được 3,92 (l) khí H2 (ở đktc). Mặt khác, nếu hoà tan hoàn toàn 4,55(g) hỗn hợp X bằng dung dịch axit HNO3 dư thì thu được dung dịch không chứa muối amoni và 2,8 (l) khí NO duy nhất (ở đktc). Thành phần % khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là: (Cho Fe = 56) . A. 30,77% B. 37,46% C. 12,31% D. 24,62% Hướng dẫn: Gọi số mol của Mg, Al, Fe trong 4,55 (g) hỗn hợp X lần lượt bằng x, y, z (mol). 3,92 = 0,175 (mol) 22,4 - Số mol H2 = - Số mol NO = 2,8 = 0,125 (mol) 22,4 * Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl ta có: - Quá trình oxi hoá: o 2 Mg  Mg + 2e x(mol) o 2x(mol) 3 Al  Al + 3 e y(mol) o 3y(mol) (1) 2 Fe  Fe + 2e z(mol) 2z(mol) Theo (1), tổng số mol electron nhường = 2x + 3y + 2z (mol) - Quá trình khử: 2H+1 + 2e  H 2O (2) 2.0,175(mol) 0,175(mol) Theo (2), tổng số mol electron nhận = 2 . 0,175 = 0,35 (mol) áp dụng định luật bảo toàn electron ta được: 2x + 3y + 2z = 0,35 (I) * Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 ta có:
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.