Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng 1975-2015

pdf
Số trang Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng 1975-2015 488 Cỡ tệp Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng 1975-2015 2 MB Lượt tải Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng 1975-2015 0 Lượt đọc Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng 1975-2015 8
Đánh giá Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng 1975-2015
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 488 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG - 2016 CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG BAN BIÊN SOẠN VÕ CÔNG TRÍ NGUYỄN THANH QUANG BÙI VĂN TIẾNG PHẠM QUÝ BÙI XUÂN NGUYỄN VĂN NGHĨA THANH QUẾ PHẠM HỮU BỐN LƯU ANH RÔ LỜI GIỚI THIỆU N gày 29 tháng 3 năm 1975, thành phố Đà Nẵng được giải phóng - đây là mốc son chói lọi, một bước ngoặt vô cùng to lớn trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân thành phố. Một tháng sau, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 kết thúc thắng lợi bằng sự kiện quân dân ta giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc 21 năm trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta. Kể từ ngày quê hương được giải phóng đến nay, trải qua chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, dần xác lập vai trò là một thành phố động lực của miền Trung - Tây Nguyên. Trước đây, thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, Thành ủy Đà Nẵng đã biên soạn và xuất bản hai công trình: “Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1925-1954) - tập 1” và “Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1954-1975) - tập 2”; Huyện ủy Hòa Vang đã biên soạn và xuất bản hai công trình “Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Hòa Vang (1928-1954) - tập 1” và “Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Hòa Vang (1954-1975) - tập 2”. Từ sau ngày thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương đến nay, thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Ban Bí thư “Về tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng”; thể theo nguyện vọng của đông đảo 5 cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố, Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy tiến hành sưu tầm, biên soạn công trình: “Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015)”. Tập sách bước đầu ghi lại những thành tựu, hoạt động của Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng suốt 40 năm qua, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác của Đảng bộ trong tình hình mới. Từ đó, góp phần giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, tự hào về thành phố quê hương; động viên tinh thần cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay và mai sau. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, Ban Biên soạn đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau như: Các Văn kiện Đại hội, nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XI đến XXI, các văn kiện Đại hội của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hòa Vang; các báo cáo hàng quý, năm; đặc biệt là đã tranh thủ được ý kiến đóng góp, trao đổi của các đồng chí nguyên lãnh đạo, của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, của Thành ủy Đà Nẵng qua các thời kỳ; đã tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo để xin ý kiến đóng góp, sửa chữa, bổ sung những nội dung còn khiếm khuyết của bản thảo... Tuy nhiên, do trình độ của Ban Biên soạn còn hạn chế, các nguồn tư liệu hiện còn không được đầy đủ, nên công trình không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung và cung cấp thêm thông tin, tư liệu từ các đồng chí và bạn đọc xa gần. Ban Thường vụ Thành ủy xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, của Thành ủy Đà Nẵng qua các thời kỳ; các ban, ngành, đoàn thể, các nhà khoa học, chuyên gia của Trung ương và địa phương; Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu, biên soạn và xuất bản tập sách này. Nhập dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương (01/01/1997 - 01/01/2017), Ban Thường vụ Thành ủy trân trọng giới thiệu tập sách: “Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015)” đến với các đồng chí, đồng bào và bạn đọc xa gần. 6 BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG DẪN NHẬP SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 - 2015) T hành phố Đà Nẵng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là nơi từng diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta nói chung và xứ Quảng nói riêng. Những thay đổi về địa giới hành chính của thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử, kể từ năm 1975 về trước, đã được trình bày đầy đủ ở các công trình lịch sử đã xuất bản trước đây như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1930-1975), Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1925-1954), tập 1 và Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1954-1975), tập 2… Để bạn đọc tiện theo dõi tập sách này, nhất là quá trình tách, nhập của Đà Nẵng trong 40 năm qua, chúng tôi xin lược thuật đôi nét chính yếu về thay đổi địa giới hành chính của thành phố Đà Nẵng từ năm 1975 đến năm 2015. Từ tháng 11 năm 1967, Khu ủy V ra quyết định hợp nhất tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng thành Đặc khu Quảng Đà. Đà Nẵng được phân thành 3 quận là Quận I, Quận II và Quận III; huyện Hòa Vang tách thành 3 khu là Khu I, Khu II và Khu III(1). Lúc này, Quận I, Quận II và Quận III trực thuộc Đặc khu Quảng Đà, đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng không tồn tại. Huyện Hoà Vang chia thành 3 khu trực thuộc Đặc khu Quảng Đà: Khu I gồm các xã thuộc vùng Tây - Tây Bắc của Hòa Vang; Khu II gồm các xã thuộc vùng Trung của Hòa Vang và Khu III thuộc các xã vùng Đông của Hoà Vang. (1) 7 BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Sau giải phóng, chấp hành Nghị quyết số 245-NQ/TW, ngày 20 tháng 9 năm 1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp nhất tỉnh; ngày 4 tháng 10 năm 1975, Ủy ban nhân dân Cách mạng Lâm thời khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 119/QĐ về việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Lúc này, các Quận I, Quận II và Quận III trở thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau đó, theo chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 30 tháng 8 năm 1977, Chính phủ ra Nghị quyết số 228/TTg, về việc sáp nhập Quận I, Quận II và Quận III thành lập thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 10 tháng 02 năm 1978, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ra quyết định sáp nhập các Quận I, II, III thành thành phố Đà Nẵng, với 28 phường trực thuộc. Đối với quần đảo Hoàng Sa (tức huyện Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng hiện nay), trước năm 1975, vào ngày 13 tháng 7 năm 1961, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 174/NV, ấn định quần đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính cấp xã, lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Ngày 21 tháng 10 năm 1969, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 709-BNV/ HCĐP/26, về việc sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận. Ngày 19 tháng 01 năm 1974, quân đội Trung Quốc dùng vũ lực tấn công quân đồn trú của Việt Nam Cộng hòa tại quần đảo Hoàng Sa và chiếm toàn bộ quần đảo này. Ngày 20 tháng 01 năm 1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam) đã ra Bản Tuyên bố phản đối hành động này của Trung Quốc. Ngày 29 tháng 3 năm 1975, khi quân dân ta tiến công giải phóng Đà Nẵng, quần đảo Hoàng Sa - một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam vẫn còn bị Trung Quốc chiếm giữ. Ngày 09 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định, 8 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015) về việc tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa, thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1997, khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, quần đảo Hoàng Sa là một huyện thuộc thành phố Đà Nẵng cho đến ngày nay. Đối với Hoà Vang, sau khi hợp nhất tỉnh năm 1975, Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 120/QĐ-UB, về việc hợp nhất 3 khu (Khu I, Khu II và Khu III) thành huyện Hoà Vang và điều chỉnh, đổi tên một số xã(1). Ngày 29 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 79/QĐ, về việc tách một số thôn của xã Hòa Sơn để thành lập xã Hòa Ninh, tách một số thôn của xã Hòa Liên để thành lập xã Hòa Bắc. Ngày 11 tháng 01 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục ban hành Quyết định số 05/ QĐ/HĐBT, chia xã Hòa Phong thành hai xã mới là: Hòa Phú và Hòa Phong. Ngày 07 tháng 10 năm 1996, Bộ Chính trị có Thông báo số 06/ TB-TW, về việc nhất trí chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính là: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương và tỉnh Quảng Nam. Ngày 12 tháng 10 năm 1996, Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tiến hành họp (bất thường) để thảo luận và biểu quyết phương án chia tách. Hội nghị thống nhất chọn phương án Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương sẽ được hình thành từ 3 đơn vị hành chính Theo đó, 16 xã thuộc huyện Hòa Vang được lần lượt hợp nhất như sau: Xã Hòa An (hợp nhất xã Hòa Hải và Hòa Long trước kia), Hòa Trung (hợp nhất xã Hòa Châu với thôn Tây An - xã Hòa Thái), Hòa Tiến (hợp nhất xã Hòa Thái và thôn Dương Sơn xã Hòa Châu), Hòa Khương (hợp nhất xã Hòa Lương và thôn Hương Lam - Hòa Khương, thôn Phước Nhơn, Phước Vinh xã Hòa Bình), Hòa Phong (hợp nhất xã Hòa Hưng và Hòa Thượng), Hòa Nhơn (hợp nhất xã Hòa Thịnh và Hòa Phú), Hòa Sơn (hợp nhất xã Hòa Thanh, Hòa Lộc và Hòa Ninh), Hòa Liên (hợp nhất xã Hòa Vinh và Hòa Lạc), Hòa Quý (hợp nhất xã Hòa Phụng và Hòa Lân), Hòa Xuân (tức xã Hòa Đa cũ), Hòa Nam (tức xã Hòa Phước cũ), Hòa Bắc (tức xã Hòa Thọ cũ), Hòa Thắng (tức xã Hòa Hiệp cũ), Hòa Thành (tức xã Hòa Khánh cũ), Hòa Ngọc (tức xã Hòa Minh cũ) và xã Hòa Tân (tức xã Hòa Phát cũ). (1) 9 BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG cấp huyện của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng gồm: thành phố Đà Nẵng (cũ), huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về “Việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, trong đó có quyết định thành lập thành phố Đà Nẵng, trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 23 tháng 01 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 7/1997/NĐ-CP, “Về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng”. Theo đó, thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương gồm có 7 đơn vị hành chính: Các quận Hải Châu, Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn; huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa; với 47 phường, xã. Sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, với vị thế của một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, để tạo điều kiện hơn nữa cho Đà Nẵng phát triển đi lên, ngày 02 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2005/NĐ-CP, “về việc thành lập phường thuộc các quận Hải Châu, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn thuộc thành phố Đà Nẵng”. Theo đó, chia phường Hoà Cường thuộc quận Hải Châu thành phường Hoà Cường Nam và Hoà Cường Bắc; chia phường Hoà Thuận thuộc quận Hải Châu thành phường Hoà Thuận Đông và Hoà Thuận Tây; chia phường Hoà Hiệp thuộc quận Liên Chiểu thành phường Hoà Hiệp Nam và Hoà Hiệp Bắc; chia phường Hoà Khánh thuộc quận Liên Chiểu thành phường Hoà Khánh Nam và Hoà Khánh Bắc; chia phường Bắc Mỹ An thuộc quận Ngũ Hành Sơn thành phường Mỹ An và phường Khuê Mỹ. Tiếp đó, ngày 05 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2005/NĐ-CP, “về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc quận Thanh Khê và huyện Hoà Vang; thành lập quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”. Theo đó, thành lập phường Hoà Khê thuộc quận Thanh Khê trên cơ sở tách ra một phần của phường An Khê; chia phường Thanh Lộc 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.