Toán 6 bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp

pdf
Số trang Toán 6 bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp 3 Cỡ tệp Toán 6 bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp 245 KB Lượt tải Toán 6 bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp 0 Lượt đọc Toán 6 bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp 3
Đánh giá Toán 6 bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Lý thuyết Toán lớp 6: Tập hợp. Phần tử của tập hợp A. Lý thuyết Toán lớp 6 1. Tập hợp Tập hợp là khái niệm cơ bản (không định nghĩa) thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ. Ví dụ: + Tập hợp đồ dùng học tập. + Tập hợp các môn học lớp 6. + Tập hợp các chữ cái in hoa. + Tập hợp các số chẵn. + Tập hợp các số lẻ. 2. Cách viết tập hợp + Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,… + Để viết tập hợp thường có hai cách viết: • Liệt kê các phần tử của tập hợp Ví dụ: Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6 được viết là: A = {1; 2; 3; 4; 5} • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. Ví dụ: Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6 được viết là: A = {x ∈ N| x < 6} Trong cách viết này, ta đã chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A, đó là x ∈ N và x < 5 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí + Ngoài hai cách viết tập hợp thì người ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng tròn kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó, tên của tập hợp sẽ được kí hiệu ở phía ngoài vòng tròn. Vòng tròn ấy được gọi là biểu đồ Ven. Ví dụ: Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6 được biểu diễn bằng biểu đồ Ven như sau: + Các kí hiệu: • Để biểu thị một phần tử thuộc tập hợp, người ta sử dụng kí hiệu “∈” (đọc là thuộc). Ví dụ: 5 ∈ A được đọc là 5 thuộc A hoặc 5 là phần tử của A. • Để biểu thị một phần tử không thuộc tập hợp, người ta sử dụng kí hiệu “∉” (đọc là không thuộc) Ví dụ: 7 ∉ A được đọc là 7 không thuộc A hoặc 7 không là phần tử của A. Một số lưu ý: • Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";" (nếu có phần tử số) hoặc dấu "," nếu không có phần tử số. • Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Ví dụ: a, Viết tập hợp A các chữ cái có trong chữ “TRƯỜNG HỌC” bằng cách liệt kê các phần tử. b, Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách. Lời giải: a, A = {T, R, U, O, N, G, H, C} b, Cách 1: B = {6; 7; 8; 9} Cách 2: B = {x ∈ N | 5 < x < 10} Tham khảo thêm: https://vndoc.com/giai-toan-lop-6 https://vndoc.com/giai-vo-bt-toan-6 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.